Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ internet.

Các mạng xã hội xuyên biên giới (Facebook, YouTube…), các trang thông tin và mạng xã hội hàng ngày truyền tải nguồn nội dung số khổng lồ tới hàng triệu người dùng Internet, trong đó, có nhiều nội vi phạm bản quyền.

Chia sẻ về thực trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số tại Việt Nam, ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam thông tin: Việc vi phạm bản quyền trên môi trường số diễn ra công khai trên nhiều nền tảng, nội dung bị vi phạm thuộc sở hữu của các đơn vị sản xuất nội dung số được phát sóng và đăng tải trên các nền tảng truyền thông, gây thiệt hại cho chủ sở hữu.

Các hành vi vi phạm bản quyền phổ biến như livestream, phát trực tiếp trên các mạng xã hội hoặc website; copy nguyên trạng các nội dung đã phát hoặc cắt ghép, chỉnh sửa các video, sau đó đăng tải trái phép lên Internet.

Nội dung vi phạm được sử dụng trái phép tại các website, ứng dụng OTT do nhà nước cấp phép; các website đăng ký tên miền và đặt server ở nước ngoài; các app OTT lậu được chia sẻ trên Internet hoặc được cài đặt qua các thiết bị Android TV Box; các mạng xã hội phổ biến như Facebook, YouTube, TikTok, Gapo, TalkTV, Instagram, Twitch; các nhà cung cấp nội dung trên mạng di động…

Tính đến tháng 06/2022, Trung tâm bản quyền nội dung số Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng, chặn truy cập của người dùng tại Việt Nam đến trên 500 website vi phạm bản quyền.

Hà Trần