Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vì sao EVN không thể cam kết sản lượng hợp đồng dài hạn cho các dự án điện khí?

EVN hiện không thể cam kết Qc dài hạn với chủ đầu tư vì có thể mang lại rủi ro lớn, khi EVN vẫn phải trả tiền tương ứng với sản lượng Qc đã cam kết mà không nhận được điện do các nhà máy điện này có giá điện cao, sản lượng được huy động sẽ thấp.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, từ nhiều năm nay, cơ chế hiện hành đối với phát triển các dự án điện khí (bao gồm khí tự nhiên và khí hóa lỏng) vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, trong đó có cơ chế mua bán điện giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đối tác.

Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 2. Ảnh internet.
Vì sao EVN không thể cam kết sản lượng hợp đồng dài hạn cho các dự án điện khí? Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 2. Ảnh internet.

Trong khi đó, theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, tổng quy mô công suất các dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.524 MW.

Để thực hiện các dự án điện khí trong Quy hoạch điện VIII, việc bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh triển khai các dự án điện khí là rất cần thiết.

Ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, vướng mắc trong đàm phán Hợp đồng mua bán điện (PPA) các dự án điện từ khí trong nước, từ khí LNG nhập khẩu hiện nay liên quan đến cam kết sản lượng hợp đồng (Qc).

“Hầu hết các chủ đầu tư đều yêu cầu cam kết Qc dài hạn để đáp ứng yêu cầu của bên cho vay và của bên cung cấp khí. Trong khi đó, EVN hiện không thể cam kết Qc dài hạn với chủ đầu tư do điều này có thể mang lại rủi ro lớn trong tương lai khi EVN vẫn phải trả tiền tương ứng với sản lượng Qc đã cam kết mà không nhận được điện do có giá điện cao, sản lượng được huy động sẽ thấp”, ông Hải cho hay.

Vì sao EVN không thể cam kết sản lượng hợp đồng dài hạn cho các dự án điện khí? Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 2. Ảnh internet.
Vì sao EVN không thể cam kết sản lượng hợp đồng dài hạn cho các dự án điện khí? Ảnh internet.

Theo Quy hoạch điện VIII, tổng quy mô công suất các dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.524 MW (23 dự án), trong đó: tổng công suất nhà máy điện sử dụng khí trong nước là 7.900 MW (10 dự án), tổng công suất nhà máy điện sử dụng LNG là 22.624 MW (13 dự án).

Đến thời điểm hiện tại, đã có 1 nhà máy đã đưa vào vận hành, 2 dự án đang xây dựng, các dự án nhà máy điện sử dụng khí trong nước đều đã có chủ đầu tư và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Trong các nhà máy điện sử dụng LNG, hiện còn 3 dự án chưa lựa chọn được chủ đầu tư (Nghi Sơn, Cà Ná, Quỳnh Lập) trong đó dự án điện khí LNG Nghi Sơn đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

Các nhà máy điện còn lại đã có chủ đầu tư và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Một số dự án đã trình Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) tới Bộ Công Thương để thẩm định/phê duyệt và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã có văn bản gửi các chủ đầu tư yêu cầu hoàn thiện hồ sơ FS như Sơn Mỹ I,II, Quảng Ninh, Hải Lăng giai đoạn 1.

Nhà máy điện khí O Môn 1.
Vì sao EVN không thể cam kết sản lượng hợp đồng dài hạn cho các dự án điện khí? Ảnh internet.

Dự án LNG Bạc Liêu và LNG Long An (I và II) đã được Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thẩm định và có văn bản thông báo kết quả thẩm định gửi chủ đầu tư.

Các dự án đang đàm phán Hợp đồng PPA với EVN bao gồm: Nhơn Trạch 3 và 4, Hiệp Phước giai đoạn 1, Ô Môn II, Bạc Liêu. Theo báo cáo của các chủ đầu tư, các dự án này đều có các vướng mắc trong quá trình đàm phán và chưa thể ký được Hợp đồng PPA làm cơ sở để các chủ đầu tư thu xếp vốn cho dự án.

Ngoài ra, các dự án có một số vướng mắc liên quan đến việc các chủ đầu tư nước ngoài có đề xuất Hợp đồng PPA áp dụng theo Luật nước ngoài (Anh hoặc Singapore) và bảo lãnh Chính phủ về chuyển đổi ngoại tệ…

Hải Dương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Chủ quyền Tổ quốc nhìn từ biển
Chủ quyền Tổ quốc nhìn từ biển

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước, chủ quyền không thể tranh cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã phải đánh đổi bằng máu xương của bao thế hệ, viết nên bản hùng ca bất tử về công cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Châu Âu vẫn đam mê khí đốt của Nga
Châu Âu vẫn đam mê khí đốt của Nga

Mặc dù Liên minh Châu Âu (EU) đã giảm mua khí đốt Nga nhưng một lượng đáng kể vẫn đang chảy vào khối.

Cảnh giác với nhiều thủ đoạn mượn tài khoản ngân hàng để lừa đảo
Cảnh giác với nhiều thủ đoạn mượn tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Thông tin từ Công an TP. Hà Nội, thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi.

Quảng Ngãi dự kiến tổng nguồn thu sử dụng đất khả thi trong năm 2024 của tỉnh là hơn 248 tỷ đồng
Quảng Ngãi dự kiến tổng nguồn thu sử dụng đất khả thi trong năm 2024 của tỉnh là hơn 248 tỷ đồng

Quảng Ngãi dự kiến tổng nguồn thu sử dụng đất khả thi trong năm 2024 của tỉnh là hơn 248 tỷ đồng chỉ đạt gần 10% so với dự toán Trung ương giao là 2.600 tỷ đồng.

Cả nước có gần 3.000 tài xế bị tước bằng lái trong ngày nghỉ lễ thứ 3
Cả nước có gần 3.000 tài xế bị tước bằng lái trong ngày nghỉ lễ thứ 3

Ngày thứ 3 trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5, toàn quốc xảy ra 85 vụ tai nạn giao thông, khiến 38 người chết và 72 người bị thương, lực lượng chức năng cũng tước hơn 2.900 giấy phép lái xe, tạm giữ hàng nghìn phương tiện vi phạm.

Lộ diện mô hình bộ tứ iPhone 16
Lộ diện mô hình bộ tứ iPhone 16

Gần đây, hình ảnh mô hình của dòng iPhone 16 đã được tiết lộ. Trong đó, chiếc iPhone 16 Pro Max sẽ giữ thiết kế tương tự như năm trước.