Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giải pháp gỡ khó cho dự án điện khí là gì?

Số liệu từ Bộ Công Thương, theo Quy hoạch điện VIII, các dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 23 dự án, trong đó dự án sử dụng khí trong nước là 10 dự án, dự án điện sử dụng LNG là 13.

Ông Tô Xuân Bảo, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết:  Đến thời điểm hiện tại, 1 nhà máy đã đưa vào vận hành là Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I (660 MW).

Nhà máy điện khí Ô Môn. Ảnh EVN.
Nhà máy điện khí Ô Môn. Ảnh EVN.

Hai dự án đang xây dựng là Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 (tổng công suất 1.624 MW) và Nhà máy điện LNG Hiệp Phước giai đoạn 1 (công suất 1.200 MW).

Các dự án nhà máy điện sử dụng khí trong nước đều đã có chủ đầu tư và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 

Cụ thể, ddự án Ô Môn II công suất 1.050 đã phê duyệt quyết định đầu tư dự án; Dự án Ô Môn IV, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang trình Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh.

Trong số các nhà máy điện sử dụng LNG, hiện còn 3 dự án chưa lựa chọn được chủ đầu tư là Nghi Sơn, Cà Ná, Quỳnh Lập (dự án Nghi Sơn đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư). Các nhà máy điện còn lại đã có chủ đầu tư và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 

Một số dự án đã trình báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) tới Bộ Công Thương để thẩm định, phê duyệt và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã có văn bản gửi các chủ đầu tư yêu cầu hoàn thiện hồ sơ FS như: Sơn Mỹ I, II, Quảng Ninh, Hải Lăng giai đoạn 1. Dự án LNG Bạc Liêu và LNG Long An (I và II) đã được Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thẩm định và có văn bản thông báo kết quả thẩm định gửi chủ đầu tư.

LNG Long An
LNG Long An. Ảnh báo Đầu tư.

Các dự án đang đàm phán Hợp đồng PPA (hợp đồng mua bán điện giữa bên mua điện và bên bán điện) với EVN bao gồm: Nhơn Trạch 3 và 4, Hiệp Phước giai đoạn 1, Ô Môn II, Bạc Liêu. Theo báo cáo của các chủ đầu tư, các dự án này đều có vướng mắc trong quá trình đàm phán và chưa thể ký được hợp đồng PPA làm cơ sở để các chủ đầu tư thu xếp vốn cho dự án.

Đánh giá tiến độ các dự án, ông Tô Xuân Bảo nhận định, trên cơ sở thực tiễn chuẩn bị đầu tư các dự án nhiệt điện nói chung và điện khí nói riêng, tiến độ xây dựng của các tổ máy tuabin khí chu trình kết hợp, từ khi được giao chủ đầu tư đến khi đưa vào vận hành thương mại cần ít nhất 7,5 năm.

Các dự án điện khí có thể đưa vào vận hành thương mại trước năm 2030, gồm: Các dự án điện trong Trung tâm điện lực Ô Môn; Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4; Hiệp Phước. Tổng công suất các dự án đưa vào vận hành trước năm 2030 là 6.634 MW.

Trong khi đó, các dự án còn lại chỉ có thể đưa vào vận hành đến năm 2030 nếu hoàn thành đàm phán Hợp đồng PPA và thu xếp vốn vay trước năm 2027. Các dự án điện khí thuộc chuỗi khí điện (Lô B, Cá Voi Xanh) còn phụ thuộc vào tiến độ của dự án thượng nguồn để đảm bảo hiệu quả chung của cả chuỗi dự án.

"Trên cơ sở báo cáo của các chủ đầu tư và địa phương có dự án, trong quá trình triển khai các dự án điện khí đang gặp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến hợp đồng PPA, bảo lãnh Chính phủ và cơ chế mua LNG. Cụ thể, đa số các chủ đầu tư trong nước yêu cầu trong hợp đồng PPA cam kết sản lượng hợp đồng (Qc) dài hạn ổn định hoặc bao tiêu khí; chuyển ngang cam kết sản lượng mua khí từ hợp đồng mua khí sang hợp đồng mua điện; chuyển ngang giá khí sang giá điện, điều kiện bất khả kháng…

Trong ảnh Mô hình dự án. Ảnh báo Đầu tư.
Dự án LNG Bạc Liêu. Trong ảnh là mô hình dự án. Ảnh báo Đầu tư.

Đặc biệt, một số quy định của Luật Đấu thầu chưa phù hợp với đặc thù và thông lệ kinh doanh LNG quốc tế. Do vậy, cần phải có quy định về việc mua LNG cho các dự án nhà máy điện LNG phù hợp với thông lệ quốc tế", ông Tô Xuân Bảo đánh giá. 

Đại diện Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương thông tin, Cục đang nghiên cứu báo cáo Bộ Công Thương sửa đổi quy định Thông tư 25/2016/TT-BCT và Thông tư 45/2018/TT-BCT để tháo gỡ các vướng mắc, giúp chủ đầu tư và EVN có thể ký kết các hợp đồng PPA làm cơ sở thu xếp vốn, thực hiện các dự án điện khí LNG. 

Tuy nhiên, việc sửa đổi các thông tư này phải dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ các tác động như giá điện, thị trường điện và các quy định pháp luật khác có liên quan. Trường hợp có vướng mắc vượt thẩm quyền, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, cấp thẩm quyền để chỉ đạo, giải quyết.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, từ nhiều năm nay, cơ chế đối với phát triển các dự án điện khí (bao gồm khí tự nhiên và khí hóa lỏng) vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, Việt Nam phải phát triển 30.000 MW điện khí. 

Trước đề xuất của các nhà đầu tư nước ngoài về việc cam kết sản lượng hợp đồng dài hạn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gợi ý, EVN cần nghiên cứu đề xuất này, đồng thời, có báo cáo Chính phủ cụ thể, trong đó nêu rõ khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp và trình Chính phủ xem xét cơ chế, chủ trương để tháo gỡ vướng mắc thực hiện các dự án điện khí trong Quy hoạch điện VIII.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Chi cải cách tiền lương 470.000 tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu 11.100 tỷ đồng và tăng lương thêm 7%/năm từ 2025
Chi cải cách tiền lương 470.000 tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu 11.100 tỷ đồng và tăng lương thêm 7%/năm từ 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất; không tăng giá vào thời điểm tăng lương; Tiếp tục tăng lương thêm 7%/năm từ 2025

Giá lúa gạo hôm nay 8/5: Biến động trái chiều, giá lúa nếp tăng mạnh
Giá lúa gạo hôm nay 8/5: Biến động trái chiều, giá lúa nếp tăng mạnh

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay, 8/5, thị trường trong nước điều chỉnh tăng với lúa và phụ phẩm trong khi điều chỉnh giảm với mặt hàng gạo. Giá gạo xuất khẩu hôm nay duy trì ổn định.

Doanh nghiệp Việt liên tiếp trúng các gói thầu gạo lớn
Doanh nghiệp Việt liên tiếp trúng các gói thầu gạo lớn

Việc liên tục trúng các gói thầu lớn cũng như tìm được đơn hàng xuất khẩu đi các thị trường khó tính đã giúp giá gạo Việt “nóng” trở lại.

Lạng Sơn: Tiêu hủy 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lạng Sơn: Tiêu hủy 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

UBND tỉnh Lạng Sơn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nông Thị Liên trú tại xã Bính Xá, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu với số tiền là 50 triệu đồng; buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm là 1,5 tấn xúc xích thành phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu
Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

Ngày 7/5 (giờ địa phương), "gã khổng lồ dược phẩm" AstraZeneca cho biết công ty đã bắt đầu thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn thế giới do “dư thừa vaccine cập nhật hiện có” kể từ sau đại dịch. 

Địa ốc Hoàng Quân (HQC) : Ba lãnh đạo từ nhiệm trước thềm Đại hội đồng cổ đông năm 2024
Địa ốc Hoàng Quân (HQC) : Ba lãnh đạo từ nhiệm trước thềm Đại hội đồng cổ đông năm 2024

Vợ và em trai Chủ tịch Trương Anh Tuấn bất ngờ từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT tại CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (mã HQC - sàn HOSE).