Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia lý giải chuyện ngân hàng chật vật thanh lý tài sản thế chấp, bán đi bán lại vẫn 'ế'

Liên tục rao bán các khoản nợ, thanh lý bán đấu giá tài sản thế chấp để xử lý nợ xấu nhưng nhiều ngân hàng vẫn đang chật vật, hạ giá nhiều lần mà chưa tìm được người mua. Vì sao lại vậy, hay cũng Thương hiệu & Công luận tìm hiểu.

Chật vật thanh lý tài sản thế chấp, hạ giá vẫn ế

Đơn cử như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa thông báo đấu giá tài sản quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 404 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng. Tài sản này được thế chấp cho khoản nợ của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lắp máy Miền Nam (trụ sở tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) do ông Lê Bá Huy làm giám đốc.

Số nợ thế chấp từ tài sản này tính đến ngày 29/06/2023 là hơn 355 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc hơn 133 tỷ đồng và hơn 3,7 triệu USD cùng nợ lãi hơn 75 tỷ đồng và 2,4 triệu USD. Đây là lần thứ hai Agribank rao bán quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là ngôi nhà cổ tại Đà Nẵng trên có giá khởi điểm hơn 246 tỷ đồng.

Trước đó, Agribank cũng báo bán đấu giá loạt khoản nợ thế chấp bằng bất động sản tại Phú Quốc của Tập đoàn Tân Hoàng Minh với tổng dư nợ gần 500 tỷ đồng.

Ngoài ra, Agribank còn đang phát mại nhiều bất động sản khác tại TP. Hồ Chí Minh như quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất có diện tích 75m2 tại số 104 Yên Thế, phường 2, quận Tân Bình với giá khởi điểm gần 20 tỷ đồng; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có diện tích 604,2m2 tại 4/8 đường số 6, khu phố 1, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 (nay là thành phố Thủ Đức), giá khởi điểm hơn 40,6 tỷ đồng; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có diện tích 198,8m2 tại phường An Phú, quận 2 (nay là thành phố Thủ Đức) giá khởi điểm hơn 28,7 tỷ đồng...

Tương tự, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đang bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Quảng Ngãi với giá khởi điểm là 4,05 tỷ đồng. Tài sản bán đấu giá bao gồm nhà và đất tại thửa đất số 4, tờ bản đồ số 39, có địa chỉ phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CY 009961 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cấp ngày 04/11/2020.

Cũng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đang rao bán đấu giá lô đất có diện tích quyền sử dụng đất 1.774 m2 (nằm tại số 28-30 Nguyễn Biểu, phường 1, quận 5, TP Hồ Chí Minh) là loại hình đất ở đô thị với thời hạn sử dụng đất lâu dài. Giá khởi điểm Sacombank đưa ra lần này là hơn 282 tỷ đồng. Như vậy, nếu so với mức giá 530,5 tỷ đồng rao bán hồi tháng 06/2022, giá khởi điểm của lô đất đã giảm gần một nửa.

Còn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng thông báo phát mại ngôi biệt thự diện tích 300 m2 tại BT2-7 Khu Đô thị mới Nghĩa Đô, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm với giá khởi điểm 63,66 tỷ đồng. Mức giá khởi điểm được Vietcombank phát ra lần này cao gần gấp đôi mức giá khởi điểm 35,55 tỷ đồng khi rao bán cách đây 02 năm. Ngôi biệt thự là tài sản đảm bảo cho khoản vay của Công ty CP Sản xuất và Thương mại hóa chất An Phú (Công ty An Phú).

Thông thường các tài sản sau nhiều lần rao bán bất thành, giá trị giảm từ 30 - 50%, thậm chí có tài sản giảm giá đến 70% vẫn ế. Nhưng, tại thời điểm Vietcombank rao bán vào tháng 10/2021, ngoài mức giá khởi điểm thì thông tin về pháp lý của căn biệt thự không được công bố. Do vậy, sự chênh lệch về giá cả ở 2 lần rao bán được giới chuyên môn cho rằng nằm ở tính pháp lý của bất động sản.

Ngân hàng cần đánh giá phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khi cho vay vốn?

Nhận định về vấn đề trên, Luật sư Trần Đình Triển, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Hiệp hội Ngân hàng Nhà nước phân tích: Khi doanh nghiệp vay được khoản vay để đầu tư, sản xuất kinh doanh thì hệ thống ngân hàng phải đánh giá phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sinh lời và khả năng thu hồi vốn hay không. Bên cạnh đó, để tránh trường hợp rủi ro thì Luật các tổ chức tín dụng cho phép áp dụng các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng thế chấp cầm cố. Vấn đề này hầu như hệ thống ngân hàng bỏ qua, khi khát nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng vốn đó đi đâu, làm gì cũng không theo dõi được.

Luật sư Trần Đình Triển - Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội
Luật sư Trần Đình Triển - Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Theo Luật sư Triển, khi doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích sản xuất, kinh doanh và không hiệu quả thì lại tìm mọi cách gia hạn nợ. Sau khi gia hạn nợ không thành, ngân hàng sẽ tính phương án lãi suất nợ quá hạn (ngân hàng sẽ đưa vào hệ thống doanh nghiệp nợ quá hạn) và doanh nghiệp đó không thể vay ngân hàng khác được nữa. Không vay được các ngân hàng, thì doanh nghiệp lớn gặp khó khăn còn doanh nghiệp nhỏ dừng đóng băng không hoạt động. Do vậy, các doanh nghiệp lớn thường thành lập một công ty khác trực thuộc công ty mẹ để vay vốn. “Cho đến nay, thông tin hệ thống doanh nghiệp của mình với chủ đầu tư trong quản lý kinh doanh cực kỳ nới lỏng, dẫn đến nguồn vốn bị thất lạc không thể tập trung được”, Tiến sỹ Triển nói.

Cũng theo Luật sư Triển thì, khi doanh nghiệp nợ quá hạn, ngân hàng thường áp dụng nguyên tắc kiện ra tòa, thỏa thuận và áp dụng Nghị quyết Quốc hội cho 04 Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển được thí điểm tự bán tài sản thế chấp. “Một là họ tự bán, hai là giữa các tổ chức tín dụng thỏa thuận với đương sự để bán đấu giá tài sản và thứ ba là theo bản án của tòa”, Luật sư Triển nói.

Thông thường khi bán tài sản bất động sản hay động sản thì không bao giờ đủ để trả số tiền gốc+lãi trong hạn+lãi nợ quá hạn của ngân hàng. Thế thì nguyên nhân từ đâu? Từ ngân hàng định giá tài sản không đúng với giá định thật, vì trong quy định của ngân hàng cho vay giá trị tài sản khoản tiền cho vay không vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh,…

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, tổng giá trị bất động sản thế chấp tại các ngân hàng chiếm khoảng 70% tổng tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Thậm chí, tỷ lệ này tại một số ngân hàng còn lên đến 80-90% tổng dư nợ cho vay. Do đó, bất động sản thường được các tổ chức tài chính đem ra phát mãi nhiều nhất khi khách hàng vay vốn không trả được nợ.

Tài sản giá trị lớn nhưng không dễ thanh khoản, nhiều ngân hàng phát mại hàng chục lần, giá trị tài sản giảm sâu vẫn ế khách mua. Nguyên nhân chính được giới chuyên gia chỉ ra là một phần do nguyên nhân khách quan của thị trường và nền kinh tế nói chung; phần khác còn do việc định giá tài sản phát mại. "Tài sản đảm bảo đem ra phát mại không được bán giảm giá quá nhiều, nên giá phát mại chỉ giảm nhỏ giọt trong mỗi lần rao bán, khiến tài sản đấu giá đến cả chục lần vẫn chưa có người mua", Tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định.

Còn ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, rủi ro nợ xấu ngày càng gia tăng buộc ngân hàng phải liên tục rao bán tài sản bảo đảm là bất động sản với mức chiết khấu hấp dẫn. Nhưng dù rao bán nhiều lần, nhiều bất động sản giảm giá sâu nhưng vẫn ít người mua.

Minh An

Bài liên quan

Tin mới

Cơ sở kinh doanh “Siêu thị đồng giá 15k” tại 422 Tô Hiệu, Hải Phòng bị phản ánh bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Cơ sở kinh doanh “Siêu thị đồng giá 15k” tại 422 Tô Hiệu, Hải Phòng bị phản ánh bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Vừa qua, Toà soạn Thương hiệu và Công luận tiếp tục nhận được phản ánh về việc tại trung tâm TP. Hải Phòng xuất hiện cơ sở kinh doanh đồng giá 15k (cơ sở) tại số 422 Tô Hiệu, Lê Chân, Hải Phòng kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ?

Thanh tra kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể sai phạm trong quản lý đất đai
Thanh tra kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể sai phạm trong quản lý đất đai

Thanh tra tại Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Thanh tra TP Cần Thơ đã chỉ ra thiếu sót, sai phạm trong thực hiện thủ tục, tham mưu về công tác cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (QSDĐ)…

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Mới đây, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Tăng cường kiểm tra, xử lý các cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm
Tăng cường kiểm tra, xử lý các cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm

Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ mất an toàn thực phẩm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý...

Đứt chuỗi tăng, giá nhiều hàng hóa nguyên liệu lao dốc
Đứt chuỗi tăng, giá nhiều hàng hóa nguyên liệu lao dốc

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, thị trường hàng hóa thế giới vừa đóng cửa tuần giao dịch biến động rất mạnh. 19 trên tổng số 31 mặt hàng sụt giảm, trong đó, nhiều mặt hàng đồng loạt lao dốc kéo chỉ số MXV-Index chốt tuần (29/4-3/5) giảm sâu 2,95% xuống 2.265 điểm. Tuy nhiên, nhờ tính chất giao dịch hai chiều, dòng tiền đầu tư đến thị trường vẫn được duy trì ổn định. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt trên 5.700 tỷ đồng mỗi ngày.

Hé lộ chuỗi tiện ích sang - xịn sắp ra mắt tại khu Đông Hà Nội, nối dài thêm “kỳ tích sông Hồng”  
Hé lộ chuỗi tiện ích sang - xịn sắp ra mắt tại khu Đông Hà Nội, nối dài thêm “kỳ tích sông Hồng”  

Phía Đông Hà Nội đang “lột xác” ngoạn mục khi liên tục được bổ sung thêm những siêu tiện ích sang - xịn đẳng cấp quốc tế, giúp mang tới diện mạo khang trang, hiện đại cho Ocean City và củng cố vị thế của nơi đáng sống bậc nhất hành tinh.