Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam 100 triệu dân mới chỉ có 60 công trình nhà ở xanh

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản (BĐS) Việt Nam cho biết, phong trào phát triển công trình xanh ở Việt Nam mới đi những bước đầu tiên, chưa có nhiều hoạt động thực sự hiệu quả và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của xã hội.

Công trình xanh thâm nhập vào Việt Nam từ năm 2007, nhưng sau 1 thập kỷ, đến nay chỉ có 60 công trình được nhận chứng chỉ xanh bền vững. Đây là một con số quá khiêm tốn so với những tòa nhà mọc như nấm sau mưa tại Việt Nam trong suốt 10 năm qua.

Việt Nam là một trong năm quốc gia ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới về biến đổi khí hậu. Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS cho biết việc phát triển công trình xanh sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với kinh tế, xã hội và môi trường.

Với riêng thị trường BĐS, thế giới cũng đã chứng minh, việc ứng dụng phát triển công trình xanh sẽ mang lại rất nhiều giá trị gia tăng và tạo nên sự phát triển bền vững cho ngành xây dựng và thị trường BĐS. Vì vậy, các chủ đầu tư và người mua nhà cần có nhận thức đúng để thúc đẩy phát triển công trình xanh.

Việt Nam 100 triệu dân mới chỉ có 60 công trình nhà ở xanh - Hình 1

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam

Phát triển xanh và bền vững được xem là giải pháp mang lại lợi ích kép cho doanh nghiệp bất động sản và cũng là con đường duy nhất để các doanh nghiệp có thể tồn tại trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà tham gia đầu tư vào mô hình này.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Trần Nam cho biết, Việt Nam đang được dự báo sẽ phải chịu nhiều thách thức trước vấn đề khí hậu, dù có phản ứng chậm hơn thế giới nhưng từ những năm 2000, chúng ta cũng đã có nhiều hoạt động tích cực mà điển hình là việc Thủ tướng đã ban hành Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu và Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh, cùng nhiều chương trình hành động thiết thực khác.

Số lượng này còn quá khiêm tốn so với tiềm năng của thị trường. Đáng lưu ý, các công trình xanh mới chỉ được quan tâm ở phân khúc cao cấp và do các chủ đầu tư là các tập đoàn, công ty đa quốc gia với mục tiêu quảng bá hình ảnh sản phẩm và thương hiệu, cũng như mục đích giảm thiểu chi phí vận hành là chính. 

Việc phát triển về công trình xanh ở Việt Nam còn chậm, chưa thực sự bắt nhịp với các nước phát triển thế giới có nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là sự hiểu sai về chi phí xây dựng khi thực hiện xây dựng công trình xanh như nhiều chủ đầu tư nghĩ nếu làm công trình xanh sẽ mất 10-20% chi phí tăng thêm, điều này hoàn toàn không đúng và cần phải nhận thức lại để thúc đẩy phát triển các sản phẩm theo xu hướng này hiệu quả.

“Kết quả lớn nhất mà các công trình xanh đạt được là tiết kiệm tài nguyên cho thế hệ tương lai”, ông Trịnh Tùng Bách Quản lý phát triển công trình xanh của Tập đoàn Capital House khẳng định.

Ông Lê Trung Thành, Vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ Xây dựng) cho biết công trình xanh đã lan tỏa ra nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, thế giới đã có hơn 100.000 công trình xanh với hơn 1 tỷ mét vuông được đánh giá ở mức độ khác nhau, cho thấy chủ đầu tư đã nhận rõ lợi ích của công trình xtrong chiến lược phat triển quốc gia và toàn cầu.

Theo bà Nguyễn Thu Nhàn, Quản lý công trình xanh của Tổ chức tài chính Quốc tế (IFC) cho biết trong 10 năm trở lại đây, tăng trưởng xây dựng bình quân tại Việt Nam đạt 12% và tốc độ đô thị hóa là 3,4%/năm, dự kiến đạt ngưỡng 50% vào năm 2025. Cũng trong thời gian này, mức năng lượng tiêu thụ đã tăng với tốc độ nhanh hơn tăng GDP, bình quân 14%/năm.

Bà cho biết, các công trình xây dựng tại Việt Nam đang sử dụng khoảng 36% tổng năng lượng tiêu thụ của cả nước, trong đó sử dụng năng lượng điện chiếm 33% và góp 25% vào tổng lượng phát thải khí nhà kính, chiếm 1/3 tổng lượng phát thải CO2, tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu.

Giá trị thị trường xây dựng được dự báo sẽ đạt mức 14 tỷ USD vào năm 2021, trong đó, gia tăng phân khúc nhà ở mật độ xây dựng cao và nhà cao cấp có mật độ xây dựng thấp. Với tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy, Việt Nam sẽ còn chịu nhiều tổn thất về vấn đề sinh thái nêu không có viện pháp chú trọng công trình sử dụng tài nguyên hiệu quả.

Ngọc Linh

Bài liên quan

Tin mới

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.