Áp dụng công nghệ giúp tiết kiệm nước cho người trồng cà phê
Theo kết quả tổng hợp điều tra của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) giai đoạn từ 2013 – 2016 Tại Hội nghị “Thúc đẩy triển khai Xây dựng công nghệ tưới Tiết kiệm – Hợp phần cà phê” cho thấy: Lượng nước tưới được các hộ nông dân Tây Nguyên sử dụng cao hơn 530 m3/ha/lần và cao hơn so với các khuyến cáo đưa ra. ếu giảm lượng nước tưới cho cà phê từ bình quân 570 lit/ cây/ lần tưới hiện nay xuống bình quân 400 lít/ cây/ lần tưới ( giảm 30 %) thì năng suất cà phê không giảm, hàng năm Tây Nguyên có thể tiết kiệm khoảng 500 triệu m3 khối nước, lượng này đủ cung cấp cho nước sinh hoạt cho khoảng 10 -12 triệu người với mức sử dụng bình quân 130 lít/ người/ ngày.
Bởi vậy, sử dụng nước tưới cho sản xuất cà phê hợp lý và tiết kiệm giúp giảm thiểu chi phí và có thêm nguồn nước dự trữ. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, mùa khô ở Tây Nguyên có xu hướng kéo dài hơn, hạn hán ngày càng khốc liệt và tình trạng thiếu nước ngày càng găy gắt.
Việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cà phê ở Tây Nguyên đã tạo hiệu quả kép. Đây là một trong những giải pháp trụ cột trong kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững hiện nay. Đề án phát triển Ngành cà phê bền vững giai đoạn 2014 - 2020 của Bộ NN và PTNT đặt mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 180 ngàn ha cà phê ở Tây Nguyên áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm, giảm lượng nước khoảng 15% và sẽ tiếp tục giảm ở các năm sau.
Để hỗ trợ thúc đẩy mở rộng các mô hình tưới tiết kiệm cho sản xuất cà phê bền vững, Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt nam(VnSAT), trong Hợp phần Phát triển cà phê bền vững có nội dung hỗ trợ đào tạo, tâp huấn hội thảo đầu bờ để chuyển giao công nghệ cho nông dân thông qua các mô hình trình diễn tưới tiết kiệm nước(bình quân 500 ha / mô hình, quy mô 01- 02 ha/ mô hình).
Theo báo cáo bước đầu của Ban quản lý Dự án VnSAT các tỉnh, đã có trên 90 hộ nông dân vùng Dự án đăng ký thực hiện các mô hình tưới tiết kiệm cho cà phê. Dự kiến đến năm 2020 các hộ nông dân thuộc vùng Dự án sẽ nắm vững kỹ thuật canh tác bền vững và tưới nước hợp lý cho khoảng 69.000 ha, đảm bảo tiết kiệm khoảng 20% lượng nước tưới so với hiện nay.
Hưng Khánh