Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn được định vị trong chiến lược Marketing như thế nào?

Định vị thương hiệu điểm đến du lịch quốc gia là làm nổi bật giá trị cốt lõi của thương hiệu du lịch Việt Nam gắn với tiềm năng, lợi thế quốc gia, bản sắc văn hóa, ẩm thực đặc sắc, di sản lâu đời, con người nồng hậu, cảnh quan tươi đẹp, kết nối với yếu tố cảm xúc, tinh thần của khách du lịch, đảm bảo đem lại các trải nghiệm du lịch độc đáo, nguyên bản, chân thực.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã ban hành Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 với mục tiêu nhằm quảng bá, định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.

Ảnh internet
Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn được định vị trong chiến lược Marketing như thế nào? Ảnh internet.

Chiến lược đề ra mục tiêu cụ thể như hướng đến củng cố, nâng cao sự nhận biết, hiểu biết, sự quan tâm, yêu thích và sự hài lòng đối với điểm đến du lịch Việt Nam; Khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, chất lượng, bền vững, được lựa chọn hàng đầu tại các thị trường mục tiêu, đáp ứng nhu cầu khách chi tiêu cao, lưu trú dài ngày… Đến năm 2025, mục tiêu phục hồi và phấn đấu đón 18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 130 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 8- 9%/năm. Đến năm 2030, đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13- 15%/năm; phục vụ 160 triệu lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 4- 5%/năm.

Về định vị thương hiệu điểm đến du lịch quốc gia, chiến lược chỉ rõ tiếp tục làm nổi bật giá trị cốt lõi của thương hiệu du lịch Việt Nam gắn với tiềm năng, lợi thế quốc gia, bản sắc văn hóa, ẩm thực đặc sắc, di sản lâu đời, con người nồng hậu, cảnh quan tươi đẹp, kết nối với yếu tố cảm xúc, tinh thần của khách du lịch, đảm bảo đem lại các trải nghiệm du lịch độc đáo, nguyên bản, chân thực. Bên cạnh đó, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống thương hiệu, gắn thương hiệu du lịch Việt Nam với thương hiệu du lịch vùng, thương hiệu điểm đến địa phương, thương hiệu sản phẩm du lịch. Đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống thương hiệu.

Về tiêu đề, biểu tượng, tiếp tục quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam với tiêu đề và biểu tượng “Vietnam - Timeless Charm” đối với thị trường khách du lịch quốc tế và “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” đối với thị trường khách du lịch nội địa. Phát triển các tiêu đề, biểu tượng nhánh phù hợp với các thị trường mục tiêu theo từng giai đoạn.

Về định hướng sản phẩm du lịch, tập trung tiếp thị các nhóm sản phẩm du lịch chủ yếu gồm có: Du lịch biển, đảo; Du lịch văn hóa; Du lịch sinh thái; Du lịch đô thị, trong đó, tập trung vào các đô thị trọng điểm du lịch như Hạ Long, Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc, Đà Lạt, Sa Pa; gắn kết du lịch với phát triển kinh tế ban đêm.

Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn được định vị trong chiến lược Marketing như thế nào? Ảnh internet
Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn được định vị trong chiến lược Marketing như thế nào? Ảnh internet.

Cùng đó sẽ đẩy mạnh phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch mới như du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch công nghiệp; du lịch thể thao; các sản phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch như: Du lịch MICE, du lịch giáo dục, du lịch du thuyền, du lịch làm đẹp.

Về định hướng thị trường quốc tế, chiến lược chỉ ra giai đoạn 2022-2025, phục hồi các thị trường truyền thống; kết hợp thu hút các thị trường mới nổi: Ấn Độ, các nước Trung Đông. Giai đoạn 2026-2030, duy trì và mở rộng quy mô các thị trường truyền thống: các nước Đông Bắc Á, Châu Âu, khu vực ASEAN, Bắc Mỹ, Nga, Châu Đại dương...

Chiến lược cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó đáng chú ý là đổi mới, đa dạng hóa các hình thức marketing du lịch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số. Triển khai đa dạng, linh hoạt các hình thức truyền thông marketing phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của từng thị trường, từng giai đoạn, kết hợp hiệu quả giữa các hình thức quảng bá truyền thống và hiện đại.

Đổi mới phương thức, công cụ, nội dung, tăng cường ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến, quảng bá du lịch. Xây dựng và triển khai chiến lược, kế hoạch marketing kỹ thuật số gắn kết với kết quả phân tích, đánh giá dữ liệu thực tế. Tập trung đầu tư marketing nội dung, xây dựng cơ chế phát triển, phân phối nội dung, các sản phẩm sáng tạo và cơ sở dữ liệu phục vụ các hoạt động marketing du lịch; Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức marketing du lịch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số…

Hải Dương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Nhà hàng nào phải thực tập phương án chữa cháy hằng năm?
Nhà hàng nào phải thực tập phương án chữa cháy hằng năm?

Một Công ty TNHH hỏi, tất cả nhà hàng của công ty, kể cả nhà hàng đang đặt trong trung tâm thương mại, tòa nhà... (không phân biệt quy mô, diện tích và khối tích theo Mục 6 Phụ lục II, III, IV, V Nghị định 136/2020/NĐ-CP) đều phải tổ chức thực tập phương án chữa cháy định kỳ hằng năm, hay chỉ các nhà hàng không thuộc trường hợp được quy định tại Phụ lục II, III, IV, V?

CTCP Đầu tư Sao Á D.C liên tục bán ra cổ phiếu CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An
CTCP Đầu tư Sao Á D.C liên tục bán ra cổ phiếu CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An

Sau Viconship giảm sở hữu, tới lượt CTCP Đầu tư Sao Á D.C liên tục bán ra cổ phiếu CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã HAH - sàn HOSE), giảm sở hữu về 7,11% vốn điều lệ.

Tập đoàn Thép Tiến Lên miễn nhiệm chức Tổng giám đốc đối với bà Phạm Thị Hồng sau hơn 14 năm
Tập đoàn Thép Tiến Lên miễn nhiệm chức Tổng giám đốc đối với bà Phạm Thị Hồng sau hơn 14 năm

CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (mã TLH - sàn HOSE) miễn nhiệm chức Tổng giám đốc đối với bà Phạm Thị Hồng, đồng thời bầu bà Hồng vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 – 2024.

Thanh tra kiến nghị làm rõ trách nhiệm trong việc chậm công nhận hội đồng trường
Thanh tra kiến nghị làm rõ trách nhiệm trong việc chậm công nhận hội đồng trường

Thanh tra Bộ GD&ĐT kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị tham mưu về công tác tổ chức nhân sự, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trong việc chậm công nhận hội đồng trường đối với Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung.

Nam Định chống khai thác IUU: Chủ tàu chủ động đăng ký hoạt động tần số vô tuyến điện (bài 2)
Nam Định chống khai thác IUU: Chủ tàu chủ động đăng ký hoạt động tần số vô tuyến điện (bài 2)

Việc sử dụng tần số vô tuyến điện hợp pháp, đúng quy định sẽ giúp các ngư dân tỉnh Nam Định kết nối thông tin liên lạc với đất liền; được cung cấp thông tin cứu nạn và cứu hộ, đảm bảo an toàn cho người, phương tiện khi gặp thời tiết bất thường.

Hà Nội xử phạt nhiều cơ sở vi phạm trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm, an toàn thực phẩm
Hà Nội xử phạt nhiều cơ sở vi phạm trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm, an toàn thực phẩm

Thanh tra Sở Y tế TP. Hà Nội vừa ban hành 18 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm và an toàn thực phẩm, với tổng số tiền xử phạt 272 triệu đồng.