Ảnh internet.
Việt Nam là một quốc gia cởi mở nhất Đông Nam Á về xuất khẩu và trao đổi thương mại. Thủy sản được xuất khẩu sang Pháp. Ảnh internet.

Đó là khẳng định của ông Didier Boulogne, Phó Tổng Giám đốc phụ trách các hoạt động xuất khẩu của Business France, Pháp tại cuộc tọa đàm giữa Việt Nam và Pháp phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, ngày 04/12 tại Thượng viện Pháp.

Phó Chủ tịch phụ trách phát triển quốc tế của tập đoàn Air Liquide, Philippe Christodoulou cho rằng, Việt Nam là một quốc gia có những điều kiện ưu đãi và luôn nỗ lực hoàn thiện các chính sách của mình để góp phần vào thành công của các công ty nước ngoài, trong đó có Pháp.

Vải thiều Thanh Hà ở kệ siêu thị của Pháp. Ảnh Cục Xúc tiến Thương mại.
Vải thiều Thanh Hà ở kệ siêu thị của Pháp. Ảnh Cục Xúc tiến Thương mại.

Tập đoàn Air Liquide khẳng định điều này vì chúng tôi đã hiện diện ở Việt Nam từ 1996 và có mối quan hệ làm ăn với khoảng 15 thành phố trải dài suốt từ Bắc vào Nam. Chúng tôi thực sự mong muốn tiếp tục phát triển mối quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam. Do đó buổi tọa đàm cũng là dịp để chúng tôi đề cập với Bộ trưởng Việt Nam về chuyển đổi năng lượng, giảm khí carbon gây hiệu ứng nhà kính bằng cách tiếp cận với các loại năng lượng tái tạo", ông Philippe Christodoulou nói thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gặp gỡ và trao đổi với các Tập đoàn lớn của Pháp trong lĩnh vực năng lượng và phân phối như: EDF, Perenco, Air Liquide, Carrefour,... Bộ trưởng đánh giá cao các hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp Pháp với Việt Nam và khẳng định Việt Nam sẽ luôn tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp Pháp mong muốn tiếp cận và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Hiện tại mới chỉ 02 nước trong ASEAN ký kết hiệp định thương mại tự do với EU. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp Pháp có thể coi “Việt Nam là cửa ngõ vào ASEAN’’ đối với hàng hóa và đầu tư từ Pháp. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tận dụng Pháp là trung tâm phân phối hàng hóa sang toàn khối EU. Theo số liệu hải quan Pháp, trong năm 2022 kim ngạch XNK giữa Việt Nam với Pháp đạt 8,1 tỷ Euro chỉ chiếm 0,6% tổng kim ngạch XNK giữa Pháp với toàn thế giới (1354 tỷ Euro). Điều đó cho thấy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.

Xuân Hải (t/h)