Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam là nền kinh tế định hướng xuất khẩu, hoàn toàn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 trên 6%

Ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế trưởng của Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam nhấn mạnh: Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 trên 6% của Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được. Vì, Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu.

Theo ông Jonathan Pincus, thời gian gần đây, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến hoạt động sản xuất ở Việt Nam, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao như bán dẫn và thiết bị máy tính. Đây là những dấu hiệu rất tích cực.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của UNDP tại Việt Nam Jonathan Pincus - Ảnh: VGP/Quang Thương
Chuyên gia Kinh tế trưởng của UNDP tại Việt Nam Jonathan Pincus. Ảnh VGP/Quang Thương.

"Khi những khoản đầu tư đó được triển khai, tôi nghĩ chúng ta có thể kỳ vọng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trưởng cao và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lên ít nhất 6% trong năm tới", ông Jonathan Pincus chia sẻ.

Thuận lợi

Đánh giá về nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc vượt qua những khó khăn kinh tế trong năm 2023, ông Jonathan Pincus cho rằng, Chính phủ đã điều hành linh hoạt, hiệu quả.

Trước hết, giá cả hầu như ổn định theo đúng mục tiêu đề ra trong phần lớn thời gian của năm. Đây là một thành tựu lớn vì nhiều quốc gia đã phải đối mặt với lạm phát tăng nhanh, gây mất ổn định. Nhưng Việt Nam đã duy trì được sự ổn định về giá cả, điều này khá quan trọng.

Ngoài ra, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tăng 20-25% so với giải ngân thực tế năm 2022. Điều này giúp hỗ trợ nhu cầu trong nước và xây dựng cơ sở hạ tầng mà Việt Nam cần để phục hồi mạnh mẽ hơn vào năm tới và năm 2025.

Ảnh internet.
Việt Nam là nền kinh tế định hướng xuất khẩu, hoàn toàn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 trên 6%. Ảnh internet.

Việt Nam cũng duy trì tỉ giá hối đoái khá ổn định nhờ mức thặng dư thương mại trong cả năm và nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cam kết và giải ngân đều ở mức cao. Đây là thành công lớn từ phía Chính phủ trong năm vừa qua, chuyên gia Kinh tế trưởng UNDP nhấn mạnh.

Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu

Đề cập tới nguyên nhân chính khiến Việt Nam không đạt được mục tiêu tăng trưởng như đề ra, ông Jonathan Pincus nhận định, Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 94% GDP, cao hơn đáng kể so với Malaysia (khoảng 75%) và Thái Lan (khoảng 65%). Như vậy, so với các quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu.

Trong khi đó, thương mại toàn cầu tăng trưởng khá chậm vào năm 2023, chưa đến 1%. Tại Châu Âu và Bắc Mỹ, thực trạng lãi suất cao đã làm chậm tăng trưởng, người tiêu dùng thiếu niềm tin vào thị trường, dẫn đến tình trạng tiêu thụ các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam ít hơn dự kiến.

Bên cạnh đó, Việt Nam và Trung Quốc là những nước láng giềng, nền kinh tế hai nước liên quan mật thiết. Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc trong năm nay không được như kỳ vọng cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu từ Việt Nam.

"Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm trong năm 2023, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua là rất đáng trân trọng và vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Một số mặt hàng vẫn giữ vững đà tăng trưởng xuất khẩu, ví dụ như điện tử, máy tính và linh kiện", chuyên gia Kinh tế trưởng UNDP chia sẻ.

Việt Nam là nền kinh tế định hướng xuất khẩu, hoàn toàn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 trên 6%. Ảnh internet.
Việt Nam là nền kinh tế định hướng xuất khẩu, hoàn toàn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 trên 6%. Ảnh internet.

Thách thức

Ông Jonathan Pincus phân tích, thách thức chính từ nền kinh tế trong nước trong năm 2024 xoay quanh thị trường bất động sản và lĩnh vực tài chính.

Phát triển bất động sản đóng vai trò rất quan trọng vì đây không chỉ đơn thuần là xây dựng nhà cửa mà còn liên quan tới ngành công nghiệp xi măng, thép, đồ nội thất và tất cả các loại dịch vụ khác. Dịch vụ doanh nghiệp và dịch vụ ngân hàng đều liên quan đến bất động sản, chiếm ít nhất 10% GDP.

Hiện nay tại Việt Nam, các công ty bất động sản gặp khó khăn về tài chính chủ yếu do nhu cầu về bất động sản gần như "bốc hơi" vào năm 2023, phần lớn là do hậu quả của đại dịch COVID-19. Các doanh nghiệp này cần bán tài sản để trả nợ và điều đó tác động rộng hơn đến nền kinh tế.

Do vậy, Việt Nam cần khôi phục thị trường bất động sản trong năm 2024 thông qua các biện pháp như cắt giảm lãi suất và tăng thanh khoản trong lĩnh vực tài chính.

Ông Jonathan Pincus cho rằng, việc thúc đẩy hồi phục thị trường bất động sản nên là ưu tiên quan trọng của Chính phủ trong năm tới, cho dù đó là thông qua đầu tư công, nâng cấp cơ sở hạ tầng hay thông qua một số can thiệp vào thị trường tài chính.

PV/Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Khánh thành Dự án nâng cấp đường giao thông nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Bắc Sơn
Khánh thành Dự án nâng cấp đường giao thông nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Bắc Sơn

Vừa qua, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện An Dương (TP. Hải Phòng) phối hợp với UBND xã Bắc Sơn tổ chức lễ khánh thành Dự án Nâng cấp đường giao thông thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Bắc Sơn.

Khánh thành Dự án nâng cấp đường giao thông thực hiện xây dựng xã NTM kiểu mẫu tại xã Tân Tiến
Khánh thành Dự án nâng cấp đường giao thông thực hiện xây dựng xã NTM kiểu mẫu tại xã Tân Tiến

Vừa qua, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện An Dương (TP. Hải Phòng) phối hợp với UBND xã Tân Tiến long trọng tổ chức Lễ Khánh thành Dự án nâng cấp đường giao thông thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tân Tiến.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang, tỉnh Quảng Nam giảm 52%
Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang, tỉnh Quảng Nam giảm 52%

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang tỉnh Quảng Nam chỉ đạt hơn 14 triệu USD, giảm 52% so với cùng kỳ năm 2022.

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/5
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/5

Một số thông tin cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/5, trích trong báo cáo phân tích một số cổ phiếu của các công ty chứng khoán.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu

Thủ tướng nhấn mạnh: Tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu; năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu; phân cấp, phân quyền một số lĩnh vực còn vướng mắc; một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, vai trò người đứng đầu có lúc, có nơi chưa được phát huy...

Apple và Samsung hợp tác phát triển smartphone màn hình gập
Apple và Samsung hợp tác phát triển smartphone màn hình gập

Theo nguồn tin từ WCCF Tech, Samsung Display - gã khổng lồ trên thị trường màn hình điện thoại - đã chính thức ký hợp đồng hợp tác với Apple để phát triển mẫu iPhone gập.