Landmark Holding chính thức niêm yết trên sàn HoSE 23,3 triệu cổ phiếu (mã LMH) Mới đây, HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG - HoSE) đã thông qua chủ trương thoái toàn bộ hơn 15,1 triệu cổ phần, tương đương 4,91% vốn điều lệ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank).VietinBank muốn thoái sạch vốn tại SaigonBank - Hình 1

Bên bán chưa công bố giá khởi điểm, nhưng hiện trên thị trường OTC, giá cổ phiếu SaigonBank dao động trong khoảng 10.000-12.000 đồng.

VietinBank vốn là một trong những tổ chức sáng lập SaigonBank và lúc đầu nắm giữ chừng 10% cổ phần. Cách đây 2 năm, VietinBank đã bán hơn một nửa số cổ phần SaigonBank mà họ sở hữu và giá đấu thành công xấp xỉ 12.000 đồng/cổ phiếu.

Việc thoái vốn khỏi SaigonBank của VietinBank là để thực hiện quy định của Thông tư 36 về xử lý sở hữu chéo. Trước đó, năm 2016, VietinBank đã bán ra 16,875 triệu cổ phần tương đương 5,48% vốn cổ phần có quyền biểu quyết Saigonbank với mức giá khởi điểm là 10.800 đồng/cổ phiếu. Đăng ký bán toàn bộ, nhưng khi đó VietinBank chỉ bán được một phần vốn và giảm sở hữu tại Saigonbank xuống 4,91%.

Trong khi đó, ai sẽ trở thành chủ sở hữu 15 triệu cổ phiếu của SaigonBank tới đây có vẻ sẽ gay cấn. SaigonBank là ngân hàng nhỏ về vốn điều lệ (3.080 tỉ đồng), nhỏ về tổng tài sản, thấp về dư nợ tín dụng và cũng thấp về nợ xấu tính theo số tuyệt đối. Nhỏ thế nhưng SaigonBank lại có nhiều tài sản là bất động sản được tích lũy từ hàng chục năm trước. Chỉ riêng hai tài sản là khách sạn Riverside trên đường Tôn Đức Thắng quận 1, và tòa nhà Châu Văn Liêm, quận 5, TP. HCM nếu mang đấu giá bây giờ, có thể thu về số tiền bằng vốn điều lệ.

Cổ đông của SaigonBank lại cô đặc. Cổ đông lớn nhất là Văn phòng Thành ủy TP. HCM nắm hơn 18% vốn. Ngoài ra còn có Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận và Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ Hòa cùng nắm hơn 16%, kế đến là Công ty TNHH MTV Dầu khí TP. HCM (Saigon Petro) với tỷ lệ sở hữu hơn 14%.

Bốn đơn vị này đang nắm giữ hơn 65% vốn của SaigonBank. Một nhóm cổ đông nhỏ lẻ sở hữu khoảng 5% sau các đợt mua gom trên thị trường. Một nhóm nhà đầu tư khác có liên quan đến ngành nghề bất động sản đang có trong tay ước 11% cổ phần. Nhóm này mua từ các đợt thoái vốn SaigonBank của một số tổ chức trước đây. Tỷ lệ cổ phần còn lại rải rác trong tay các cá nhân và một số doanh nghiệp, nơi này nơi kia 1-3%.

Dẫu thế vấn đề bán tài sản của SaigonBank đã không được đặt ra. Một trong những lý do mà giới quan sát tài chính phỏng đoán là các tài sản của SaigonBank về bản chất là tài sản công. Thủ tục đấu giá tài sản công rất phức tạp, nhất là khâu thẩm định giá trị. Lấy thí dụ khách sạn Riverside nằm trên đường Tôn Đức Thắng.

Đây là khách sạn cổ nhất Sài Gòn, được xây dựng trước cả khách sạn Continental. Nó nằm sát tòa nhà trụ sở Seaprodex góc Đồng Khởi - Tôn Đức Thắng. Nếu doanh nghiệp nào mua được tòa nhà Seaprodex và khách sạn Riverside, sẽ có trong tay một vị trí đẹp nhất nhì TP. HCM với diện tích hàng ngàn mét vuông, nhìn thẳng ra công viên Bạch Đằng và sông Sài Gòn.

 Ngoài ra, khách sạn Riverside còn có dấu ấn lịch sử gắn liền với phát triển hàng hải trong nước vì buổi đầu nó được xây dựng để làm nơi cư ngụ cho các thủy thủ.

Hải Đăng