Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc công bố tình huống khẩn cấp trên tuyến đê Cà Lồ - Nam Viêm

Hiện tượng nứt mặt đê Cà Lồ - Nam Viêm đang phát triển mạnh, cá biệt có những vị trí khe nứt đến 5cm và đang có xu hướng ngày càng phát triển thêm cả về chiều rộng, chiều dài và chiều sâu. Vì vậy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên tuyến đê Cà Lồ - Nam Viêm do thành phố Phúc Yên quản lý.

Hiện tượng nứt mặt đê xuất hiện từ tháng 7/2023. Thời gian đầu, các vết nứt nhỏ, ngắn và nông, sau đó các vết nứt liên tục có diễn biến lan rộng phức tạp tại những đoạn đê không có khu dân cư từ tháng 11-12/2023. Những tháng đầu năm 2024, trên địa bàn thành phố có những đợt mưa lớn cục bộ kết hợp mực nước sông Cà Lồ luôn ở mức thấp, dẫn đến hiện tượng nứt mặt đê phát triển mạnh, cá biệt có những vị trí khe nứt đến 5cm và đang có xu hướng ngày càng phát triển thêm cả về chiều rộng, chiều dài và chiều sâu.

Lãnh đạo UBND thành phố Phúc Yên cùng đại diện các cơ quan chuyên môn kiểm tra hiện trường các vết lún nứt tại đê Bá Hanh.
Lãnh đạo UBND thành phố Phúc Yên cùng đại diện các cơ quan chuyên môn kiểm tra hiện trường các vết lún nứt tại đê Bá Hanh. ảnh Báo: Xây Dựng

Sự việc đã được báo cáo lên Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện tại các hộ dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng hết sức lo lắng do mùa mưa bão đang tới gần. Nếu lưu lượng nước sông Cà Lồ tăng cao như hằng năm có thể làm vỡ đê, ảnh hưởng lớn đến tính mạng, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước và người dân.

Sau khi xem xét báo cáo của cơ quan chuyên môn và tiếp thu ý kiến của người dân, ngày 12/3 và 14/3, UBND thành phố Phúc Yên đã cử đoàn công tác phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra, khảo sát vị trí mặt đê bị lún nứt.

Kết quả kiểm tra, khảo sát cho thấy, đoạn đê từ K2+200-K4+600 đi qua khu vực ao, đầm, ruộng lúa. Giữa mặt đê với chân đê phía sông và phía đồng có độ chênh cao. Mặt đê xuất hiện các vết nứt rải rác dọc theo tuyến, trong đó xuất hiện nhiều đoạn bị lún nứt sâu và rộng. Tổng chiều dài vết nứt khoảng 800m. Bề rộng vết nứt khoảng 1,5-5cm, chiều sâu từ 60-80cm tùy theo từng vị trí.

Đoạn 3 từ K2+410 đến K2+590 dài khoảng 180m, bề rộng vết nứt khoảng 1-4cm, chiều sâu vết nứt khoảng 10-25cm, cá biệt có một số chỗ sâu 35cm. Đoạn 4 từ K2+720 đến K3+050 dài khoảng 330m, bề rộng vết nứt khoảng 3-6cm, chiều sâu vết nứt khoảng 30-50cm, cá biệt có một vài vị trí sâu đến 60cm; vết nứt có xu hướng phát triển thêm cả về chiều rộng, chiều sâu và chiều dài.

Có những chỗ nứt sâu tới 80cm.
Có những chỗ nứt sâu tới 80cm. 

Đánh giá sơ bộ nguyên nhân chính gây nứt lún mặt đê là tuyến đê được xây dựng từ lâu, do nhân dân sinh sống ven đê gia cố đắp đê, vật liệu đất đắp đê không đảm bảo tiêu chuẩn, nên còn nhiều ẩn họa trong thân đê. Thực tế, theo số liệu khảo sát của đơn vị tư vấn địa chất thân đê có hàm lượng hạt bụi (35,2%) và hạt sét (31,8%) cao dễ bị trương nở khi có nước, co ngót về mùa khô và có xu hướng nứt dọc đê.

Do vậy, để tránh những thiệt hại không đáng có cho công trình và người dân, UBND tỉnh giao thành phố Phúc Yên có trách nhiệm duy trì thực hiện việc cảnh báo thông báo rộng rãi, về tình hình sự cố đến toàn thể nhân dân sinh sống trong vùng ảnh hưởng. Chuẩn bị vật tư, nhân lực, phương tiện để chủ động xử lý khi có tình huống bất lợi, nghiên cứu các biện pháp gia cố tạm thời tại các vị trí nứt trên mặt đê, để hạn chế việc lan rộng các vết nứt mặt đê khi có diễn biến thời tiết bất lợi.

Lập chốt trực, tổ chức phân luồng giao thông, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cho người và các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đê.

Phối hợp cùng với đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi chặt chẽ diến biến sự cố. Trường hợp phát hiện tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, báo cáo ngay về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh.

Tổ chức triển khai các bước tiếp theo để xử lý tình huống khẩn cấp về thiên tai trên tuyến đê Cà Lồ - Nam Viêm theo quy định. Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện để tháo gỡ khó khăn, vướng mặc kịp thời, sớm hoàn thành việc xử lý sự cố.

Thiên Trường (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thanh tra những vấn đề gì liên quan đến vàng?
Thanh tra những vấn đề gì liên quan đến vàng?

Thanh tra liên ngành về vàng, gồm: Việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; về phòng, chống rửa tiền; chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ; về kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế...Thời gian thanh tra 45 ngày.

Giá vàng hôm nay 18/5: Vàng thế giới bất ngờ tăng sốc vượt mốc 2.400 USD/ounce
Giá vàng hôm nay 18/5: Vàng thế giới bất ngờ tăng sốc vượt mốc 2.400 USD/ounce

Vàng SJC vững vàng ở mốc 90 triệu đồng/lượng, trong khi đó, vàng thế giới bất ngờ tăng sốc vượt mốc 2.400 USD/ounce.

Phát triển nhà ở xã hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và "không để ai bỏ lại phía sau"
Phát triển nhà ở xã hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và "không để ai bỏ lại phía sau"

Trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, cả nước có 503 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 418.200 căn, tăng 4 dự án, 6.950 căn so với thời điểm báo cáo ngày 15/3/2024.

Đau tai ù tai kéo dài - Hãy dùng ngay Kim Thính
Đau tai ù tai kéo dài - Hãy dùng ngay Kim Thính

Đau tai ù tai là dấu hiệu của các bệnh lý gây suy giảm sức khỏe thính giác. Để cải thiện triệu chứng đau tai, ù tai, các chuyên gia khuyên người bệnh hãy sử dụng sản phẩm Kim Thính mỗi ngày.

Đồng chí Lưu Văn Thụy giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy Kiến Thụy nhiệm kỳ 2020 – 2025
Đồng chí Lưu Văn Thụy giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy Kiến Thụy nhiệm kỳ 2020 – 2025

Chiều 17/5, đồng chí Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hải Phòng chủ trì Hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ Huyện ủy Kiến Thụy.

Lạng Sơn: Khẩn trương, kịp thời khắc phục hạn chế, yếu kém trong cải cách hành chính
Lạng Sơn: Khẩn trương, kịp thời khắc phục hạn chế, yếu kém trong cải cách hành chính

Chiều 17/5, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị trực tuyến 2 cấp (tỉnh, huyện) phân tích chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tỉnh Lạng Sơn năm 2023. Phó Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Lạng Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.