UBND huyện Hậu Lộc vào cuộc

Sau loạt bài phản ánh về tuyến đê chắn sóng đã hư hỏng nghiêm trọng trước mùa mưa bão được đăng tải trên Thương hiệu và Công luận. Vừa qua UBND huyện Hậu Lộc đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, đơn vị thi công phối hợp với nhau và thành lập đoàn đến đánh giá lại thực trạng. Cùng với đó sẽ tìm cách xử lý các vết nứt mặt đê biển đoạn từ K9+795-:-K12 thuộc xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc.

Vụ đê chắn sóng hư hỏng tại Hậu Lộc (Thanh Hóa): Đơn vị thi công khắc phục vết nứt mặt đê kiểu

UBND huyện Hậu Lộc vào cuộc

Theo thông tin từ bà Nguyễn Thị Liên – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hậu Lộc cho biết: “Sau khi báo chí phản ánh về công trình sửa chữa nâng cấp tuyến đê PAM 4617 đoạn từ K4+200 đến K7+687,7 xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc. Huyện Hậu Lộc đã thành lập đoàn kiểm tra, thành phần tham gia gồm: Đại diện lãnh đạo UBND huyện Hậu Lộc, đại diện nhà thầu thi công, hạt quản lý đê điều và UBND xã Đa Lộc. Nguyên nhân để xảy ra hiện tượng nứt toác đang được đoàn kiểm tra làm rõ, nhưng trước mắt yêu cầu UBND xã Đa Lộc thực hiện ngay việc cấm xe quá tải và tạm dừng các hoạt động của các phương tiện ô tô lưu thông trên tuyến đê này”.

“Sau khi kiểm tra hiện trạng của các cơ quan chuyên môn, hiện nay trên tuyến đê biển thuộc xã Đa Lộc từ K9+795-:-K12 có xuất hiện các vết nứt dọc mặt đê với chiều dài 600m, khe nứt rộng từ 5-15cm. Từ cơ sở đó, UBND huyện Hậu Lộc đã yêu cầu đơn vị thi công là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phúc Thành thực hiện ngay việc khắc phục những vết rạn, nứt. Yêu cầu nhà thầu khẩn trương khắc phục xong trước ngày 15/6/2019”, bà Liên nói.

Theo lời bà Liên, “Việc khắc phục vết nứt mặt đê được đơn vị thi công sử dụng công nghệ bơm bê tông trong đó có trộn thêm thành phần keo kết dính để đảm bảo độ bền chắc. Hiện đoạn có vết nứt dài 600m đã được Công ty ĐTXD và PTHT Phúc Thành xử lý triệt để, hiện nay đã xử lý xong vết nứt được một thời gian và chưa có phản ánh gì về việc xuất hiện vết nứt khác xuất hiện. Riêng đoạn nứt răm đơn vị thi công hứa sẽ khắc phục và bàn giao trước 15/6/2019”.

Đơn vị thi công khắc phục kiểu “đối phó”?

Trái ngược hoàn toàn với với ý kiến của bà Liên, mới đây phóng viên có mặt tại tuyến đê sau khi đã được đơn vị thi công sửa chữa vết nứt. Ông Nguyễn Văn Toản người dân địa phương cho biết, “dự án đê PAM xã Đa Lộc vừa đưa vào sử dụng đã xuất hiện nhiều vết nứt, vài ngày trước tôi thấy có mấy người xuất hiện tại tuyến đê này, họ dùng đá mạt, xi cát trộn lẫn với nhau rồi bôi lên bề mặt các khe nứt, với độ dày của lớp xi vữa chừng khoảng 3-5cm. Để chứng minh lời nói của mình cũng như cách khắc phục hời hợt, kiểu đối phó của đơn thi công, ông Toản dùng con dao đang mang theo đục vào bề mặt bê tông vừa được đơn vị khắc phục vài ngày trước. Chỉ đục nhẹ vài cái vào bề mặt, lớp vữa xi lẫn đá mạt đã bong chóc, lộ nguyên phần đất, đáy của khe nứt”.

Vụ đê chắn sóng hư hỏng tại Hậu Lộc (Thanh Hóa): Đơn vị thi công khắc phục vết nứt mặt đê kiểu

Người dân nơi đây phản ánh việc đơn vị thi công khắc phục kiểu "đối phó"

“Nhà tôi gần đây, ngày nào tôi cũng đi làm qua tuyến đê này. Đây là tuyến đê cuối, không có sơ sở sản xuất hay công trình xây dựng, cũng gần trạm Bộ đội Biên phòng xã Đa Lộc nên việc xe ô tô hay xe quá tải lưu thông thường xuyên qua tuyến đê này là không có, nhưng không hiểu vì sao nhiều đoạn mặt bê tông của tuyến đê bị nứt, bong chóc nghiêm trọng. Để xảy ra sự cố trên có khả năng vật liệu đưa vào công trình không đảm bảo...”, ông Toản chia sẻ.

Vụ đê chắn sóng hư hỏng tại Hậu Lộc (Thanh Hóa): Đơn vị thi công khắc phục vết nứt mặt đê kiểu

Phóng viên có mặt tại tuyến đê sau khi đơn vị thi công khắc phục

Trước đó, ông Vũ Văn Đỉnh – Chủ tịch UBND xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc cũng thông tin: “Đoạn đê bị nứt nghiêm trọng kéo dài gần 600m là do Công ty TNHH xây dựng Phúc Thành có trụ sở tại Thanh Hóa thi công. Việc nhiều đoạn đê bị nứt toác như vậy có thể do nền đất yếu hoặc trong quá trình thi công không được lu lèn cẩn thận. Vì trước đây chân đê rất thấp và được người dân lấy đất tại chỗ để đắp tạo thành con đê này".

Ông Đỉnh nói tiếp, "Thời điểm tuyến đê vừa được bàn giao đã xuất hiện việc dạn nứt trên bề mặt, sau đó đã được đơn vị thi công đổ một lớp bê tông mới lên trên lớp mặt bê tông cũ có độ dày khoảng 5cm. Tuy nhiên, đê này được cải tạo từ nền đê cũ xây dựng từ trước nên trong quá trình đổ bê tông để sửa chữa bề mặt lại không đồng đều, có chỗ dày, chỗ mỏng và không đảm bảo độ dày theo yêu cầu”.

Trước sự việc trên, dư luận bức xúc đặt ra nhiều nghi vấn về việc có hay không việc thi công ẩu, chất lượng công trình, thi công sai thiết kế… của đơn vị thi công?

Đề nghị UBND Tỉnh Thanh Hóa, UBND Huyện Hậu Lộc và các cơ quan chức năng có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xử lý dứt điểm vụ việc và có hướng khắc phục tình trạng trên.

 

Đông Hòa - Lê Nam