Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư các công trình trọng điểm còn chậm

Những năm qua, Vĩnh Phúc luôn quan tâm và ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm nhằm tạo hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo nền tảng vững chắc để tỉnh sớm đạt mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp và là thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục đầu tư nên tiến độ triển khai cũng như việc giải ngân nguồn vốn các công trình trọng điểm còn chậm.

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư các công trình trọng điểm còn chậm - Hình 1

Vướng mặt bằng – nút thắt khiến nhiều dự án chậm tiến độ

Dự án cải tạo, nâng cấp QL2B, đoạn từ cầu Chân Suối đến khu du lịch Tam Đảo I có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là hơn 338 tỷ đồng. Đây là 1 trong những dự án trọng điểm của tỉnh được khởi công xây dựng cuối năm 2016 do Sở Xây dựng làm chủ đầu tư gồm: 1 tuyến chính, 2 tuyến phụ dài 12,3 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi với tổng kinh phí 395 tỷ đồng. Trong đó, phạm vi tuyến chính, đoạn tuyến từ km 13+200 đến km 15+200 được thiết kế mở rộng với chiều rộng nền đường 12m, mặt đường 7m. Đoạn tuyến từ km 15+200 đến km 21+420 có chiều rộng nền đường 9m; chiều rộng nền đường 2 tuyến nhánh là 6m. Tuyến đường được thiết kế đồng bộ với các hạng mục gồm hệ thống thoát nước, hệ thống đèn chiếu sáng và hệ thống cây xanh.

Đến nay, nhà thầu đã cơ bản hoàn thành việc thi công cầu Chân Suối và các hạng mục nền đường, hệ thống thoát nước tại các vị trí được giao mặt bằng và đang tiếp tục thi công tại các vị trí nút thắt, hệ thống vòm cầu Cạn. Tuy nhiên, do gặp không ít khó khăn nên tiến độ triển khai cũng như việc giải ngân nguồn vốn đầu tư của công trình này còn chậm. Tính đến 30/4/2018, chủ đầu tư mới giải ngân được 131/338 tỷ đồng và ước cả năm 2018 sẽ giải ngân thêm được 100 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, nguyên nhân dẫn đến tiến độ thực hiện dự án không đáp ứng yêu cầu là do công tác giải phóng mặt bằng còn chậm. Đến nay, mới có 39/76 hộ dân của thị trấn Tam Đảo nhận tiền đền bù. UBND huyện Tam Đảo đang đôn đốc đơn vị thi công hoàn thiện hồ sơ trình quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu tái định cư cho dự án kết hợp với đất giãn dân, đất đấu giá quyền sử dụng đất. Mặt khác, do dự án đi qua vườn Quốc gia Tam Đảo cần nhiều thời gian để thực hiện các thủ tục hành chính và xin ý kiến của các bộ, ngành.

Để có mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai, thực hiện dự án đúng tiến độ đề ra, UBND huyện Tam Đảo đang tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tại thôn 1, 2 thị trấn Tam Đảo và vận động các hộ dân ở vị trí cầu Cạn nhận tiền đền bù để có mặt bằng giao cho Sở Xây dựng. Đồng thời, chủ động phối hợp với ngành Điện di chuyển hệ thống đường điện trên tuyến không làm ảnh hưởng đến việc triển khai thi công của nhà thầu.

Còn tại dự án đường Vành đai 2, thành phố Vĩnh Yên, việc thi công các hạng mục cũng liên tục bị ngắt quãng do mặt bằng “xôi đỗ”.

Theo thông tin từ Sở Xây dựng, dự án đường Vành đai 2 có tổng mức đầu tư hơn 399 tỷ đồng, chiều dài 7,6 km và được chia là 2 đoạn. Trong đó, đoạn 1 từ đường Tôn Đức Thắng đến QL2 B, có chiều dài 3,76km, tổng mức đầu tư 199,3 tỷ đồng; đoạn 2, từ QL2B đến QL 2C, có chiều dài 3,86km, tổng mức đầu tư 199,7 tỷ đồng.

Đến thời điểm này, đoạn đường từ Tôn Đức Thắng đến QL2B, nhà thầu mới thi công được 1,67km/3,63km. Còn 1,9km chưa triển khai thi công được là do một số hộ dân tại các phường Tích Sơn, Liên Bảo, Khai Quang chưa nhận tiền đền bù; một số thửa ruộng chưa quy được chủ, đang tranh chấp. Bên cạnh đó còn do UBND thành phố Vĩnh Yên mới đang bổ sung hạng mục tái định cư của 6 hộ dân vào dự án để bồi thường giải phóng mặt bằng và chưa thực hiện hỗ trợ kinh phí cho Công ty Điện lực để di chuyển một số đường dây điện sinh hoạt của một số hộ dân phường Liên Bảo, phường Khai Quang. Tại đoạn từ QL2B đến QL2C, đến nay, Ban giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất tỉnh mới tạm bàn giao được một phần mặt bằng cho chủ đầu tư. Cụ thể, tại xã Định Trung mới bàn giao được 6/9ha; xã Thanh Vân là 3/3,4ha; phường Đồng Tâm 0,6/0,74ha và phường Liên Bảo chưa bàn giao nên đơn vị thi công chỉ thi công được khoảng 3km nền đường và tổng số tiền đã giải ngân được là 111,6 tỷ đồng/199,7 tỷ đồng.

Không chỉ 2 dự án này mà hầu hết các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh đều gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai nên khối lượng hoàn thành và tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp. Theo báo cáo của UBND tỉnh, năm 2018, Vĩnh Phúc dành 2.477,2 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm. Trong đó, có 20 dự án thuộc lĩnh vực giao thông; 5 dự án lĩnh vực văn hóa – xã hội; 4 dự án lĩnh vực y tế, giáo dục, công thương; 6 dự án ODA; 4 dự án hạ tầng khung đô thị, dự án quan trọng sử dụng vốn trọng điểm và vốn tăng thêm; 1 dự án lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thực hiện Quyết định số 3565 của UBND tỉnh về giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã bố trí nguồn vốn này cho thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản 7 dự án đã hoàn thành trước ngày 31/12/2017, 21 dự án chuyển tiếp, 6 dự án ODA và 5 dự án mới.

Để các dự án được triển khai, thực hiện đảm bảo tiến độ, lãnh đạo UBND tỉnh thường xuyên họp nghe báo cáo vướng mắc; chỉ đạo các chủ đầu tư, UBND các huyện, nhất là Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, UBND thành phố Vĩnh Yên và các huyện Tam Đảo, Lập Thạch tập trung thời gian, nhân lực, nguồn lực để giải quyết các khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Đồng thời, kịp thời bố trí vốn cho các dự án; thành lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng khu vực Tây Thiên, khu vực dự án Tam Đảo 2. Chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chuyển tiếp. Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên tiến độ thực hiện các dự án và việc giải ngân nguồn vốn vẫn còn chậm. Tính đến ngày 30/4, khối lượng hoàn thành các công trình trọng điểm mới đạt 336,3 tỷ đồng, bằng 11,7% kế hoạch và số vốn đã giải ngân đạt 157,5 tỷ đồng, bằng 5% kế hoạch năm.

Theo phân tích của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Đình Việt tại phiên họp thường kỳ UBND tháng 5 vừa qua, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc giải ngân nguồn vốn đầu tư các công trình trọng điểm còn chậm là do các dự án mới năm 2018 đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công dự toán, thẩm định thiết kế, đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp, chưa khởi công nên chưa giải ngân được vốn. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhất là tại các dự án: Hạ tầng trung tâm lễ hội Tây Thiên; đường Vành đai 3, đoạn Yên Lạc – Bình Dương; đường song song đường sắt tuyến phía Bắc, đoạn từ đường Nguyễn Tất Thành đến QL2C, đoạn từ QL2B đến AL2C; đường song song đường sắt tuyến phía Nam, đoạn từ đường Hợp Thịnh – Đạo Tú đến đường Kim Ngọc...còn nhiều vướng mắc. Đa số các dự án trọng điểm có quy mô và tổng mức đầu tư lớn nên việc chuẩn bị thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Bên cạnh đó, theo Nghị quyết số 70 của Chính phủ, năm 2018, Vĩnh Phúc có 5 dự án không được bố trí thêm vốn nên cần thời gian để xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trước khi bố trí vốn cho các công trình này.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình và giải ngân hết hơn 2.447 tỷ đồng trong năm 2018, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, chủ đầu tư, bản quản lý dự án tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm Quyết định số 3565 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu, kế hoạch năm 2018; chủ động rà soát, đề xuất cắt giảm các dự án không hiệu quả.  Các chủ đầu tư, Ban giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất tỉnh chủ động phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đối với các dự án chuyển tiếp, các chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu tập trung triển khai, thực hiện dự án theo đúng kế hoạch. Đối với dự án mới hoặc dự án cần điều chỉnh, chủ đầu tư sớm trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu ngay trong quý II/2018 và đẩy nhanh tiến độ chọn nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và phải khởi công trước ngày 30/9/2018. Đặc biệt, nếu đến 31/1/2019, các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, bí thư, chủ tịch UBND cấp huyện không giải ngân hết kế hoạch vốn được giao, không có lý do khách quan sẽ phải tổ chức kiểm điểm và chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Thanh Nga

Bài liên quan

Tin mới

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thực hiện Quyết định số 410/QĐ-TCQLTT ngày 20/02/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 308/QĐ-QLTTTH về Kế hoạch phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2024.

Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý
Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1710/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị Phú Quý, huyện Hoằng Hóa, đến năm 2045.

Tổng thống Nga Vladimir Putin: Tín nhiệm công việc và sự tin tưởng đều đạt 83%
Tổng thống Nga Vladimir Putin: Tín nhiệm công việc và sự tin tưởng đều đạt 83%

Công việc của Tổng thống Nga Vladimir Putin được 83% người Nga đánh giá tích cực. Một số lượng công dân tương tự (83%) cũng bày tỏ sự tin tưởng vào Tổng thống Nga.

Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu
Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu

Trước thông tin vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.

Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao
Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao

Đây là hoạt động hợp tác đầu tiên giữa Samsung Việt Nam và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) nhằm hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030 của Việt Nam. Samsung Việt Nam sẽ phối hợp cùng NIC triển khai 6 lớp đào tạo về công nghệ cao cho khoảng 200 sinh viên tại NIC trong năm nay.

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang

Việc điều chỉnh để phù hợp với định hướng phát triển không gian, định hướng giao thông, cấp đường quy hoạch và một số nội dung để phù hợp với thực tiễn quản lý phát triển đô thị như chỉ giới xây dựng, mật độ và tầng cao xây dựng.