Thời gian gần đây, người dân sống ven dãy núi Tam Đảo truyền tai nhau một vị thảo dược đặc biệt mang tên An xoa có tác dụng đặc trị đối với các bệnh như ung thư gan, viêm gan siêu vi B, C, men gan cao, mỡ gan, mỡ máu, thậm chí cả những người hay đau lưng, nhức mỏi, mất ngủ, da xanh đều khỏi hẳn, những người tim hay mệt mỏi cũng giảm bớt.
Đến khu vực núi Đinh, huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phúc) vào giữa thu khi những áng mây nhẹ trôi, uốn lượn thấp thoáng qua làn gió nhẹ, có cảm giác như đang ở xứ “ vườn tiên”. Tận mắt trông thấy loại thảo dược quý hiếm này, tôi đã quyết định theo chân một “thợ săn” thuốc nam là ông Đường Ngọc Sơn người được ví như “mãnh hổ” trên đỉnh núi đinh tỉnh Vĩnh Phúc.
Ông Đường Ngọc Sơn người trồng thần dược cây An xoa khắc tinh bệnh gan
Ông Đường Ngọc Sơn người giữ thần dược cây An xoa cho biết: Năm 1999, sau khi nhận lại chuyển nhượng từ các hộ được nhà nước giao đất rừng để phát kinh tế, tôi mạnh dạn phát triển kinh tế VRAC (Vườn - rừng-ao chuồng). Các giống cây ăn quả đưa vào trồng như bưởi, chanh leo, mít gắn với thị trường đô thị miền xuôi bước đầu đạt hiệu quả khả quan.
Tuy nhiên hướng tới sự phát triển bền vững, ông Đường Ngọc Sơn nghĩ ngay đến bài thuốc gia truyền mà các cụ đã truyền lại. Đó là bài thuốc chữa bệnh nan y từ cây an xoa - loại dược liệu quý "khắc tinh" của bệnh gan, được lưu truyền từ rất lâu đời. Cây được liệu an xoa có tác dụng hỗ trợ điều trị: Men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan… Nó là thảo dược không tác dụng phụ. Cây an xoa là cây thân gỗ, lá có lông tơ, rộng bằng 3 đầu ngón tay, tất cả bộ phận trên cây đều dùng được làm thuốc bao gồm thân, cành, lá. Loại cây rất phổ biến ở khu vực núi Đinh, núi Đúng huyện Tam Dương và dưới chân núi Tam Đảo
Theo ông Sơn, nhịp sống hiện đại cùng với thói quen ăn uống tùy tiện, môi trường ô nhiễm, thực phẩm độc hại... đang khiến lá gan phải làm việc quá sức, dẫn đến nhiều bệnh tật như xơ gan, ung thư gan, suy gan… Chính vì lẽ đó, bệnh gan đang trở thành thực trạng đáng báo động, là mối quan tâm lớn của xã hội. Cây dược liệu an xoa như là một cứu tinh nhằm hỗ trợ điều trị những căn bệnh này, mang lại những hiệu quả ngoài sự mong đợi. Chính vì thế, ông Sơn đem nhân rộng với mục đích ban đầu là biếu tặng bạn bè trị bệnh cứu người." Tiếng lành đồn xa", nhiều người đến hỏi xin, mua. Thấy được tiềm năng và hướng phát triển bền vững thứ cây mà trời ban tặng, năm 2005, ông Sơn đã quy hoạch vùng trồng dược liệu an xoa. Đồng thời xây dựng hẳn Đề án Bảo tồn và Phát triển một số loài dược liệu quý có sẵn ở khu vực núi Đinh, trong đó có cây an xoa là chủ lực.
Đã 15 năm trôi qua, với mục tiêu rất rõ ràng, cây an xoa được trồng thành khu, thành vùng dược liệu kết hợp với các chương trình, dự án phát triển sản xuất của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình Phát triển kinh tế xã hội, tiến tới sẽ nhân rộng hơn để thay thế các cây khác hiệu quả kinh tế thấp. Tại cở sở chế biến của ông Sơn hiện nay có 2 loại: loại 1 phơi khô, sao vàng hạ thổ đóng gói, mỗi gói 500 gam giá khoảng 70.000 vnd; loại 2 sơ chế và đóng thành gói nhỏ dạng như trà túi lọc, phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh cũng như tăng cường sức khỏe của người sử dụng, loại trà này vừa rất tiện dụng, không tốn nhiều thời gian đun nấu, vừa mang lại hiệu quả giống như khi dùng cây khô. Theo anh Trần Long Dũng, nhân viên chế biến ở đây cho biết, sản phẩm an xoa của cơ sở hiện nay sản xuất vẫn đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Nói về tác dụng của an xoa phải nhắc tới trường hợp của anh Thế, quê Hà Nam, bị viêm gan B mãn tính, lượng virut hoạt động hàng triệu, da vàng, mắt vàng, chán an, thèm ngủ, người ể oải may mắn gặp được một người bạn quê Sơn Tây đưa anh đến xin và mua dược liệu an xoa của ông Đường Ngọc Sơn về sắc uống, tình trạng sức khỏe tiến triển rất tốt. Đi bệnh viện kiểm tra lượng vi virut viêm gan của anh Thể đã giảm hẳn, trở lại bình thường, người trở lại khỏe khoắn, da hồng hào, ăn ngon không còn mệt như trước. Anh Thể báo tin cho ông Sơn biết, chính loại thảo dược an xoa này đã đưa tôi từ cõi chết trở về đời thường.
An xoa đóng gói của cơ sở ông Sơn sản xuất bán ra thị trường
Theo thống kê, tỉnh Vĩnh Phúc có gần nghìn loài cây thuốc, trong đó nhiều loại dược liệu quý, như: Đương quy, giảo cổ lam, mỏ quạ, an xoa, thảo quả, gấc, đinh lăng, ba kích.... Cây dược liệu được trồng tập trung ở huyện Tam Đảo và các vùng lân cận. Để phát triển cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định, lâu dài và mang hiệu quả kinh tế cao, Vĩnh Phúc đã xây dựng mô hình HTX trồng và sơ chế một số loại dược liệu có giá trị kinh tế theo hướng phát triển bền vững”.
Để biến tiềm năng thành hiện thực, Vĩnh Phúc cần tiếp tục có thêm những cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút các công ty, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển trồng dược liệu tại tiểu vùng khi hậu các huyện Tam Dương, Tam Đảo; thực hiện tốt liên kết “4 nhà” trong sản xuất gắn với nhu cầu chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ người dân bằng Nam dược theo phương châm "Đông - Tây y kết hợp".
Long Sơn