Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh đầu tư các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề
Tỉnh Vĩnh Phúc tích cực hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn tất các thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.
Theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có 32 cụm công nghiệp, diện tích trên 687,7ha. Đến nay, toàn tỉnh có 18 cụm công nghiệp được hình thành và thành lập, tổng diện tích trên 370ha, thu hút 556 dự án, tỷ lệ lấp đầy trên 38,4%, tạo công ăn việc làm cho trên 7.600 lao động. Các cụm công nghiệp được hình thành nhiều nhất ở các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Sông Lô và thành phố Phúc Yên.
Để thu hút các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp và các doanh nghiệp vào đầu tư hoạt động trong các cụm công nghiệp, những năm qua, cùng với thực hiện tốt các cơ chế chính sách của trung ương, Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách riêng như: Nghị quyết số 50 của HĐND tỉnh về hỗ trợ đầu tư, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 – 2021; Quyết định số 31 của UBND tỉnh về quy chế quản lý kinh phí khuyến công và mức chi cụ thể đối với hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh, với các mức hỗ trợ cụ thể cho việc lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng hệ thống điện nước, nhà điều hành...cho từng chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp và các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Ảnh minh họa
Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác quản lý, công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng và quản lý hoạt động các cụm công nghiệp theo đúng trình tự, quy định của pháp luật, tỉnh đã hạn chế được việc phát triển cụm công nghiệp tự phát, đầu tư ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp như trước đây. Hoạt động của các cụm công nghiệp, các doanh nghiệp ngày càng phát triển đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của tỉnh, thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ chuyển dịch đúng hướng; làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Công Thương, việc đầu tư phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện vẫn gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Đơn cử như cụm công nghiệp An Tường, huyện Vĩnh Tường được thành lập từ năm 2013 với tổng diện tích quy hoạch 10ha. Từ nhiều năm nay, Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Vĩnh Tường và xã An Tường đã tổ chức họp, thông báo và triển khai kiểm điểm việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng song hầu hết các hộ dân có đất trong khu vực quy hoạch cụm không hợp tác nên chưa thực hiện dược công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hay như tại cụm công nghiệp Đồng Văn, huyện Yên Lạc, đến nay mới giải phóng được khoảng 11/20,48ha, số diện tích còn lại chưa được giải phóng mặt bằng do người dân đòi bồi thường với mức giá cao hơn quy định.
Để thực hiện mục tiêu phấn đấu hết năm 2020 nâng tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt trên 65% diện tích đất công nghiệp cho thuê và nâng lên 75% vào năm 2030, thu hút thêm khoảng 12.000 -15.000 tỷ đồng vốn đầu tư vào phát triển sản xuất tại cụm công nghiệp, bảo đảm tạo thêm việc làm thường xuyên cho 30.000 - 32.000 lao động, Sở Công Thương sẽ đề xuất tỉnh bổ sung một số cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp. Đồng thời, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan rà soát, điều chỉnh quy hoạch các cụm công nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh; tham mưu UBND tỉnh Vĩnh Phúc 9quy hoạch và xây dựng lộ trình hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào tạo các cụm công nghiệp; quy định thống nhất trình tự, thủ tục hồ sơ đối với việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp cũng như doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp. Đặc biệt, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng theo tiến độ của dự án, nhất là dự án xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp; tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề; tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư nhằm kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư hạ tầng, đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp.
Duyên Sơn
Tin mới
Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3
Bão Yagi và mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tác động đến tăng trưởng. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sau bão - là hoạt động cấp thiết.
Đã trao hơn 16.000 túi thuốc gia đình đến bà con bị ảnh hưởng bởi bão lũ
16.134 túi thuốc đã được vận chuyển bằng đường hàng không và kịp thời chuyển đến sở y tế các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Cao Bằng, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thái Bình...
Thái Bình: Tạm giam nguyên Phó Chủ tịch huyện
Công an tỉnh Thái Bình thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Đặng Ngọc Oánh (SN: 1959, nguyên là Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương) để tiếp tục điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Cây cầu gần 2.200 tỷ đồng tại Quảng Ngãi sẽ được khởi công trong nửa đầu năm 2026
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi mới đây đã đưa cầu Trà Khúc 1 vào danh mục các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 của tỉnh.
Hải Dương: Tại các vùng trũng thấp ven sông cảnh báo nguy cơ ngập lụt
Hiện nay, trên sông Kinh Môn tại An Phụ, sông Gùa tại Bá Nha, sông Rạng tại Quảng Đạt mực nước tiếp tục lên sau xuống, theo ảnh hưởng của thủy triều. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm.
Hải Dương: Phòng ngừa, ngăn chặn gian thương trục lợi từ thiên tai
Hậu quả cơn bão số 3 chưa khắc phục xong, khắp nơi vẫn ngổn ngang cây cối gãy đổ; nhà xưởng đổ tường, tốc mái; điện, điện thoại, chưa được phục hồi…, Hải Dương lại phải gồng mình trước lũ lớn trên báo động 3 khắp các tuyến sông và úng ngập nội thành, nội đồng.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới