Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng Covid-19

Vĩnh Phúc tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân.

Trong điều kiện ảnh hưởng của dịch Covid-19, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt triển khai các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp.
Trong điều kiện ảnh hưởng của dịch Covid-19, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt triển khai các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp.

Trên cơ sở kiến nghị của doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời, giúp các doanh nghiệp từng bước ổn định, duy trì sản xuất trong điều kiện bị tác động bởi dịch Covid-19, UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tích cực triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp hỗ trợ:

Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, nắm bắt tình hình hoạt động cũng như công tác phòng dịch Covid-19 tại các doanh nghiệp; giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc cấp phép, gia hạn giấy phép cho lao động người nước ngoài và thực hiện chế độ cho người lao động trong trường hợp phải nghỉ việc hoặc cách ly do Covid-19.

Các ngành chức năng triển khai những giải pháp hỗ trợ tài chính đối với DNNVV, DN bán lẻ, DN kinh doanh dịch vụ, du lịch, trong đó có việc gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất, miễn tiền phạt chậm nộp đối với DN bị thiệt hại bởi Covid-19; hỗ trợ vốn, cơ cấu lại hạn trả nợ và miễn, giảm lãi, phí ngân hàng cho DN...

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường các dịch vụ công trực tuyến theo hướng tập trung, đơn giản hoá nhằm giảm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 trong điều kiện dịch Covid-19 tái bùng phát và diễn biến phức tạp, việc bảo đảm an toàn phòng dịch tại các doanh n ghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, không để đứt gãy chuỗi sản xuất là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên cao nhất của tỉnh.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, quyết tâm thực hiện tốt “Mục tiêu kép” - Vừa phòng, chống dịch, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Song song với việc yêu cầu các doanh nghiệp chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch, tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm, lắng nghe, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, “tiếp sức” để doanh nghiệp duy trì ổn định sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh quy định các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 cho 100% người lao động, HĐND tỉnh đã ban hành một số Nghị quyết hỗ trợ kịp thời cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

Thực hiện tốt phương châm ngăn chặn, phòng ngừa các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài, bảo vệ thành quả phòng chống Covid-19 của tỉnh, tạo điều kiện cho người lao động yên tâm làm việc, tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương liên quan triển khai kịp thời các phương án, miễn phí chỗ ở cho công nhân ngoại tỉnh có nhu cầu đăng ký ở tại các khu ký túc xá; giảm giá thuê phòng tại các cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn trên địa bàn, tạo thuận lợi cho chuyên gia, quản lý là người nước ngoài ở lại tỉnh trong thời gian dịch bệnh...

Tích cực triển khai Nghị quyết 02 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021, các sở, ban, ngành trong tỉnh đã chủ động, quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đồng hành với doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, tập trung vào cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, giảm chi phí cho doanh nghiệp; tạo thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách hỗ trợ tín dụng, thuế; thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; khẩn trương phục hồi và phát triển ngành du lịch; đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh.

Kịp thời giải quyết các phản ánh, kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đất đai, xử lý rác thải; nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; trợ giúp doanh nghiệp kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nhân lực.

Tăng cường hướng dẫn, tư vấn cho nhà đầu tư, chủ đầu tư về trình tự, thủ tục, thông tin liên quan đến các dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh; chủ động về quỹ đất và thực hiện nhiều cơ chế, chính sách mới tạo động lực trong thu hút đầu tư như:

Chế độ thưởng giải phóng mặt bằng nhanh cho người sử dụng đất và các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn bằng cách sử dụng ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp cho khoản chênh lệch lãi suất vay mà doanh nghiệp được hỗ trợ (mức hỗ trợ cao nhất 1 tỷ đồng/dự án)...

Với sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt của các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh, các doanh nghiệp đã nhanh chóng chủ động ứng phó, từng bước phục hồi, duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đến hết tháng 5, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng hơn 26% so với cùng kỳ năm 2020, mặc dù chưa đồng đều trong các lĩnh vực song vẫn phản ảnh sự phục hồi cơ bản của nền kinh tế.

Toàn tỉnh có gần 500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký hơn 6.140 tỷ đồng (tăng gần 13% về số lượng DN và tăng khoảng 104% vốn đăng ký so với cùng kỳ).

Trên địa bàn tỉnh có thêm 13 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 168 triệu USD; thêm 7 dự án DDI được cấp phép mới và điều chỉnh tăng vốn 2 dự án với tổng vốn đầu tư đạt gần 7.500 tỷ đồng, vượt 2.000 tỷ đồng so với KH.

Đến hết tháng 5/2021, toàn ngành Ngân hàng Vĩnh Phúc đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 186 khách hàng với dư nợ 665 tỷ đồng; xem xét miễn, giảm lãi vay cho 652 khách hàng với dư nợ 1.489 tỷ đồng; cho vay mới với lãi suất thấp hơn từ 0,5-2%/năm so với lãi suất khoản vay cũ đối với 13.384 khách hàng, dư nợ 14.581 tỷ đồng.

Không chỉ quan tâm, chia sẻ khó khăn với khách hàng, ngành Ngân hàng còn chú trọng đầu tư tín dụng đi đôi với tăng cường quản lý chất lượng tín dụng, tập trung các giải pháp huy động vốn và ưu tiên giải ngân các chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, cho vay các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Đến 31/5, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng ước đạt 92.200 tỷ đồng, tăng 0,35%, riêng tiền gửi tiết kiệm ước đạt 60.500 tỷ đồng, tăng 9,49% so với cuối năm 2020. Tổng dư nợ cho vay ước đạt 93.500 tỷ đồng, tăng 6,18% so với cuối năm 2020, nợ xấu ước đến hết tháng 5/2021 là 510 tỷ đồng, chiếm 0,55% tổng dư nợ.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh
Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh

Sở Y tế Hà Tĩnh vừa công bố kết luận kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, và cung cấp dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.

Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu
Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc để điều tra hành vi nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu.

Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng
Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng

Ba đối tượng ở Đà Nẵng móc nối hình thành đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng bằng hình thức cá cược thể thao. Đến thời điểm bị bắt, các đối tượng đã giao dịch số tiền khoảng 50 tỷ đồng.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép

Ngày 23/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây tổ chức đưa người khác xuất cảnh trái phép sang Lào.

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới
Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ
Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Chuyên đề của HĐND TP. Hải Phòng giám sát về việc thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố tại KCN Tràng Duệ (huyện An Dương). Đồng chí Bùi Đức Quang, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP. Hải Phòng chủ trì buổi giám sát. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố và một số Sở, ngành liên quan.