Ảnh internet.
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 03 tháng đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4%. Ảnh internet.

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài thì vốn ngoại đăng ký vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam trong 03 tháng đầu năm đạt hơn 1,58 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ; đứng vị trí thứ hai, chiếm hơn 25,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ.

Số liệu thể hiện, tháng Ba ghi nhận lượng vốn đầu tư điều chỉnh của các dự án hiện hữu cũng như giá trị các giao dịch góp vốn mua cổ phần cao hơn trong các tháng Một và Hai. Số dự án đầu tư mới cũng nhiều hơn, song quy mô dự án mới nhỏ hơn do không có nhiều dự án lớn, nên tổng vốn đầu tư đăng ký trong 3 tháng dù vẫn tăng 13,4% so với cùng kỳ, song mức chậm hơn so với 02 tháng đầu năm.

Vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…) như: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, TP. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Phòng.

Trong đó, vốn đầu tư của Hà Nội tăng mạnh (970,8 triệu USD) do có dự án đầu tư mới lớn với tổng vốn đầu tư hơn 662 triệu USD với mục tiêu đầu tư dự án khu đô thị mới ở Hà Nội (dự án Lumi Hà Nội).

Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 03 tháng đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4%. Ảnh internet.
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 03 tháng đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4%. Ảnh internet.

Các đối tác đầu tư lớn nhất trong 03 tháng đầu năm đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ Châu Á. Riêng 05 nước dẫn đầu (Singapore, Hong Kong, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) đã chiếm tới gần 73% số dự án đầu tư mới và gần 83% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield đưa ra dự báo có một lượng vốn lớn đến từ các nhà đầu tư nước ngoài dự kiến hoàn tất và đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn 2024 - 2026.

“Các nhà đầu tư gốc Á như: Singapore, Malaysia... nhiều khả năng sẽ tiếp tục lấn lướt trên thị trường. Đến nay có nhiều giao dịch đã và đang trong quá trình đàm phán với kết quả khá tích cực. Mục tiêu đầu tư của khối ngoại vẫn nằm ở việc tìm kiếm quỹ đất sạch, có chất lượng tốt, giá trị thật cũng như có pháp lý hoàn chỉnh, nhiều tiềm năng phát triển”, CEO Cushman & Wakefield nhận định.

Theo bà Trang, 2024 là thời điểm phù hợp để các doanh nghiệp tăng cường hoạt động M&A hoặc liên kết hợp tác, đặc biệt là những chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh. Ưu thế đang nghiêng về phía các doanh nghiệp nước ngoài.

“Thâu tóm quỹ đất, tài sản như một cơn sóng ngầm và có thể dâng lên cao bất cứ lúc nào. Nhiều dự án đã được chuyển nhượng âm thầm với giá thấp do thị trường rơi vào vùng đáy và lợi thế luôn thuộc về người có sẵn tiền. Do đó, năm 2024 thị trường có thể sẽ chứng kiến thêm nhiều thương vụ sang tên đổi chủ với giá trị hàng triệu, chụ triệu USD”, bà Trang Bùi dự báo.

H.Dương (t/h)