Cụ thể: Lục Ngạn 93.200 tấn, Lục Nam 33.100 tấn, Tân Yên 16.000 tấn, Yên Thế 8.600 tấn, Lạng Giang 6.000 tấn và Sơn Động 5.400 tấn… 

Vụ vải thiều 2020, Bắc Giang thu 6.900 tỷ đồngVụ vải thiều 2020, Bắc Giang thu 6.900 tỷ đồng

Theo Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, thị trường tiêu thụ có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, đó là tăng thị phần trong nước, sản lượng tiêu thụ nội địa chiếm 52,5%, thị trường xuất khẩu là 47,5%.

Trong đó, giá bán vải thiều năm nay bình quân đạt 31.200 đồng/kg, thấp hơn vụ vải 2019 nhưng bù lại sản lượng tăng 15.000 tấn, vì thế, tổng giá trị thu được từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ đạt khoảng 6.900 tỷ đồng, tăng 600 tỷ đồng so với vụ vải năm 2019.

Điểm mới nữa ở vụ vải thiều năm 2020 là thị trường xuất khẩu đã được mở rộng hơn. Ngoài thị trường đã khai thác từ những năm trước như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, khối EU… thì vụ vải năm nay có thêm Nhật Bản. Đây được xem là thị trường rất khó tính nhưng khi vải thiều Bắc Giang vào được thì sẽ mở ra nhiều cơ hội tiếp cận các nước khác.

Theo đó, toàn tỉnh đã xuất khẩu được khoảng 200 tấn vải thiều sang Nhật Bản. Quả vải Việt Nam được người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng.

Năm nay cũng là năm đầu tiên tỉnh Bắc Giang chủ động phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều quy mô lớn với 63 điểm cầu trên cả nước và 4 điểm cầu ở 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Châu (Trung Quốc).

Hội nghị đã giúp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ vải thiều. Bên cạnh đó, các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Lào Cai đã dành đường ưu tiên cho xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc.

 Minh Đức