Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TPHCM: Xâm nhập mặn đe dọa nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

Sông Sài Gòn đoạn qua quận 2 và quận Bình Thạnh. Ảnh: CAO THĂNGSông Sài Gòn đoạn qua quận 2 và quận Bình Thạnh. Ảnh: CAO THĂNG

Các chuyên gia đều khẳng định rằng, rủi ro thiên tai do BĐKH là không tránh khỏi. Để giảm tính dễ bị tổn thương, chúng ta cần định hướng các giải pháp công trình và phi công trình. TPHCM không chỉ chịu rủi ro do ngập úng, nước biển dâng, hạn hán mà còn đang phải chịu tình trạng xâm nhập mặn ngày một đi sâu vào nội đồng.

Theo nghiên cứu mới nhất của Phân viện Khí tượng thủy văn & Biến đổi khí hậu, Bộ TN-MT, trong giai đoạn 2006-2015, độ mặn cao nhất, trung bình và thấp nhất dao động từ 4,5%-16,6%; 2,49%-13,1%; 0,4%-10,8% biên độ mặn vào mùa khô khá cao, dao động từ 9,3%-14,7%.

Do ảnh hưởng của các yếu tố BĐKH như nhiệt độ, nắng nóng, lượng mưa và nước biển dâng khiến chế độ thủy lực trong sông và khả năng lan truyền mặn vào sâu hơn trong nội đồng, gây nên những sự thay đổi so với hiện trạng. Sự thay đổi mặn và mức độ lan truyền mặn có xu hướng tăng dần trong tương lai về phía thượng nguồn hồ Dầu Tiếng sông Sài Gòn và hồ Trị An sông Đồng Nai.

Nếu trường hợp không có công trình ngăn mặn, trong tương lai, mặn có xu hướng tiến sâu lên thượng lưu, thu hẹp mức độ an toàn của nguồn nước ngọt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Bên cạnh đó, hoàn thành và vận hành 6 cống ngăn triều, khả năng xâm nhập mặn trên các sông nhỏ sẽ giảm đáng kể. 

Trong tương lai, khi độ mặn dâng cao, nguồn cung cấp nước ngọt cho các hoạt động sản xuất khu vực Nhà Bè, Cần Giờ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng thời, vấn đề cung cấp nước sinh hoạt cho TPHCM cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Biên mặn ngày càng lấn sâu vào nội đồng, theo các kịch bản nước biển dâng, gần như chiếm toàn bộ diện tích của huyện Cần Giờ.

Theo nhìn nhận của PGS-TS Mai Tuấn Anh, Trưởng phòng Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu TPHCM, những rủi ro thiên tai, nặng nề mà con người đang phải gánh chịu có nguyên nhân từ tác động của BĐKH. Cùng với bối cảnh tác động chung của BĐKH trên thế giới, thiên tai, dịch bệnh, xâm nhập mặn, bão lũ... đang là những tác động mạnh mẽ và trở thành thách thức lớn, đe dọa nghiêm trọng đến đời sống xã hội của người dân Việt Nam. 

Đồng thời, bên cạnh các giải pháp về công trình, thành phố cũng tăng cường hơn nữa các giải pháp hạn chế tác động của con người làm BĐKH. “BĐKH hiện nay phần lớn do tác động của con người từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt làm phát thải khí nhà kính. Chúng ta cần tăng khả năng ứng phó, chống chịu với thiên tai qua các lớp tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi sản xuất cho phù hợp với tình hình thực tế; thực hiện các giải pháp nâng cao đời sống, cơ sở hạ tầng cho người dân, chuyển đổi cơ cấu việc làm cho người dân ít phụ thuộc vào thiên nhiên”, Th.S Phạm Ngọc Sáng, Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật TPHCM nhấn mạnh.

 Thùy Linh

Bài liên quan

Tin mới

TP. Hồ Chí Minh: Chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư tăng 0,38%
TP. Hồ Chí Minh: Chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư tăng 0,38%

Theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư năm 2024 trên địa bàn thành phố tăng 0,38% so với tháng trước và tăng 3,48% so với cùng kỳ.

Phát hiện thêm hang động mới ở Quảng Bình có rèm thạch nhũ đẹp mê mẩn
Phát hiện thêm hang động mới ở Quảng Bình có rèm thạch nhũ đẹp mê mẩn

Thông tin từ Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình xác nhận, Sở này đã nhận báo cáo của một đơn vị chuyên khai thác du lịch hang động về việc phát hiện một hang động mới với hệ thạch nhũ đẹp rất đẹp tại bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh.

TP. Hồ Chí Minh đề nghị cho phép các địa phương quyết định việc xây dựng vị trí việc làm đặc thù
TP. Hồ Chí Minh đề nghị cho phép các địa phương quyết định việc xây dựng vị trí việc làm đặc thù

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có báo cáo gửi Bộ Nội vụ về kết quả xây dựng đề án vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố.

Doanh Thu CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) trong quý I/2024 đạt 30.696 tỷ đồng
Doanh Thu CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) trong quý I/2024 đạt 30.696 tỷ đồng

Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước đạt 3.355 tỷ đồng.

Kinh Bắc (KBC) ghi nhận lỗ 76,73 tỷ đồng trong quý I/2024
Kinh Bắc (KBC) ghi nhận lỗ 76,73 tỷ đồng trong quý I/2024

Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã KBC – sàn HOSE) ghi nhận lỗ 76,73 tỷ đồng trong quý I/2024 và cách rất xa kế hoạch có lãi trong năm 2024 với giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng.

Nhân ngày kỷ niệm thống nhất đất nước, nghĩ về hòa hợp dân tộc
Nhân ngày kỷ niệm thống nhất đất nước, nghĩ về hòa hợp dân tộc

Năm 1972, trong bữa cơm với các cán bộ địa phương tuyến lửa Vĩnh Linh, đồng chí Lê Duẩn hỏi chuyện mọi người về dự kiến ngày non sông liền một dải “việc gì là lớn nhất?" Mỗi người đều có câu trả lời, nhưng đến lượt mình đồng chí Lê Duẩn nói: Theo tôi, vấn đề lớn nhất sau chiến tranh cần phải làm, đó là hòa hợp dân tộc.