Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xem xét sửa đổi Nghị định 19/2016/NĐ-CP: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Nghị định 19/2016/NĐ-CP đã quy định thêm nhiều điều kiện kinh doanh và nhiều giấy phép hơn so với Nghị định số 1

Bài 1: Đi ngược chỉ đạo của Chính phủ

THCL Nghị định 19/2016/NĐ-CP đã quy định thêm nhiều điều kiện kinh doanh và nhiều giấy phép hơn so với Nghị định số 107/2009/NĐ-CP, dẫn đến hầu hết các DN đang kinh doanh hoàn toàn bình thường, hợp pháp trong lĩnh vực này không đủ điều kiện để được tiếp tục kinh doanh.

Công ty TNHH Sản xuất thương mại Thái Dương vừa có đơn thư phản ánh, kiến nghị cơ quan chức năng xem xét các điều kiện được quy định tại Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về “kinh doanh khí” bởi quá chặt chẽ, bất hợp lý, dẫn đến nguy cơ phá sản, đóng cửa phần lớn DN đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Nhiều nội dung không phù hợp

Điều kiện quan trọng nhất đối với kinh doanh khí đã được đề cập đến tại Điều 6 về “An toàn, phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường”, tại Nghị định số 19/2016/NĐ-CP, còn nhiều nhóm kinh doanh khí đòi hỏi những điều kiện kinh doanh rất khác nhau, trong đó có những điều kiện trái với quy định tại Khoản 3, Điều 32, Hiến pháp năm 2013, cũng như quy định tại Khoản 1 và 4, Điều 7 về “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”.

Luật Đầu tư năm 2014: Điều kiện đầu tư kinh doanh “phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”, đồng thời “phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư”; trái với quy định tại khoản 2, Điều 7 về “Quyền của DN”. Luật DN năm 2014, quy định một trong các quyền của DN là “2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh”.

Nghị định này đã được ban hành trước khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 “Về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020”, vì vậy có nhiều nội dung không phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc chỉ đạo dưới đây của Chính phủ đối với DN: Mục tiêu “đến năm 2020, xây dựng DN Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động, trong đó có các DN có quy mô lớn, nguồn lực mạnh”.

Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho DN phát triển và trở thành động lực của nền kinh tế, cần bảo đảm các nguyên tắc sau:

“Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, DN…”; “Thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy DN là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho DN đầu tư, kinh doanh và phát triển để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật liên quan đến DN”; “Nhà nước bảo đảm sự ổn định, nhất quán, dễ dự báo của chính sách; ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và thân thiện”.

Đặc biệt, nó không phù hợp các nguyên tắc của Nghị quyết số 35/NQ-CP: “Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả các DN, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực như vốn, tài nguyên, đất đai... và đầu tư kinh doanh”; “Nhà nước có chính sách đặc thù để hỗ trợ DNNVV, DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển”. Và: “Các quy định về điều kiện kinh doanh phải rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, có lộ trình phù hợp để sớm bỏ các loại giấy phép con, phí, phụ phí bất hợp lý. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo hướng đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm gắn với điều kiện, quy định cụ thể và thanh tra, kiểm tra, giám sát”.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho DN trong ngành hoạt động, cần xem xét sửa đổi Nghị định phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP theo hướng: Bỏ hoặc giảm tối đa các điều kiện về quy mô kinh doanh như cơ sở vật chất thuộc quyền sở hữu, số diện tích, dung tích, số lượng… vì không cần thiết, không hợp lý, đồng thời trái với Hiến pháp và Luật. Việc này cần để DN tự quyết định liên quan đến năng lực và hiệu quả kinh doanh mà không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn, sức khỏe nhân dân.

Có sự phân biệt đối xử

Về Điều kiện đối với thương nhân phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng - PLG quy định: Điều 9 về “Điều kiện đối với thương nhân phân phối khí”, Nghị định số 19/2016/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Thương nhân phân phối khí là DN được thành lập theo quy định của pháp luật và có các bồn chứa với tổng dung tích tối thiểu 300 m3 (ba trăm mét khối) đối với kinh doanh LPG chai; 100 m3 (một trăm mét khối) đối với kinh doanh LPG qua đường ống; 3.000 m3 (ba nghìn mét khối) đối với LNG; 10.000 Sm3 (mười nghìn mét khối tiêu chuẩn) đối với CNG thuộc sở hữu của thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu một (01) năm của thương nhân kinh doanh khí.

Đối với thương nhân phân phối LPG kinh doanh LPG chai ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 điều này phải có các điều kiện sau: Có số lượng chai LPG các loại (không tính chai LPG mini) đủ điều kiện lưu thông trên thị trường thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu 2.620.000 L (hai triệu sáu trăm hai mươi nghìn lít); có trạm nạp LPG vào chai thuộc sở hữu được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc có hợp đồng thuê nạp LPG vào chai với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối khác.

Sau hai (02) năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối LPG, phải có trạm nạp LPG vào chai thuộc sở hữu của thương nhân; có hệ thống phân phối LPG, bao gồm: Cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc khách hàng công nghiệp và có tối thiểu 20 (hai mươi) tổng đại lý hoặc đại lý kinh doanh LPG đáp ứng đủ điều kiện quy định tại nghị định này”.

Có thể nhận thấy, quy định điều kiện quy mô kinh doanh quá lớn, với quá nhiều điều kiện dẫn đến việc loại bỏ các DN nhỏ và vừa tham gia mới vào thị trường, đặc biệt là các DN đã có quá trình đầu tư, hoạt động hợp pháp, có hiệu quả. Điều này sẽ gây ra những thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế nói chung, các DNNVV nói riêng đang kinh doanh gas.

Nếu các DN này phải chấm dứt kinh doanh, thì sẽ có hàng chục ngàn lao động vùng sâu, vùng xa mất việt làm. Nếu các DN này muốn tiếp tục kinh doanh, thì phải đáp ứng được các điều kiện trên, tức là bình quân mỗi DN sẽ bắt buộc phải chi thêm khoảng 25 - 30 tỷ đồng, để đầu tư vào hệ thống bồn chứa, bình gas chỉ với mục đích để được cấp lại giấy phép kinh doanh, mà không cần thiết để sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Ước tính tổng số tiền mà các DN phải chi ra để xin lại và duy trì giấy phép lên tới hàng trăm triệu USD.

Quy định trên đã vi phạm quy định tại khoản 2 về “Phân biệt đối xử giữa các DN”, khoản 4 về “Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của DN”, Điều 6 về “Các hành vi bị cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước”, Luật Cạnh tranh năm 2004. Đồng thời, việc này còn đi ngược lại chủ trương của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển DN nhỏ và vừa; ưu tiên cho phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh khó khăn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; khuyến khích sử dụng khí gas để hạn chế việc đun củi, phá rừng.

Ngoài ra, quy định trên còn có nguy cơ gián tiếp gây ra vi phạm quy định tại Điều 11 về “DN, nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường”. Luật Cạnh tranh năm 2004, về “hạn chế cạnh tranh” và “cạnh tranh không lành mạnh”, do tạo ra một số ít các DN “thống lĩnh thị trường”, thậm chí dẫn đến “vị trí độc quyền” và “có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể” tại một địa bàn, nhất là ở các tỉnh miền núi, hải đảo khó khăn.

Như vậy, quy định về các điều kiện kinh doanh đối với thương nhân phân phối PLG nêu trên đã vi phạm Điều 32, Hiến pháp năm 2013; Điều 7, Luật Đầu tư năm 2014; Điều 7, Luật DN năm 2014 và Điều 6, Luật Cạnh tranh năm 2004.

Do đó, cần xem xét sửa đổi Nghị định theo hướng bỏ điều kiện về quy mô kinh doanh như, có dung tích bồn chứa tối thiểu 300 m3 (Ba trăm mét khối), có trạm nạp gas, có số lượng đại lý tối thiểu và đặc biệt là điều kiện về số lượng bình gas tối thiểu đồng thời “thuộc sở hữu của thương nhân” với tổng dung tích chứa tối thiểu 2.620.000 lít (hai triệu, sáu trăm hai mươi nghìn lít) tương đương 100.000 vỏ bình gas. Quy mô đầu tư bồn chứa, số lượng vỏ bình để tự thị trường điều tiết theo quy luật cung cầu.

Bài 2: Làm khó doanh nghiệp

Thanh Hà

Tin mới

Công an TP. Thanh Hóa triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm TTATGT dịp nghỉ lễ
Công an TP. Thanh Hóa triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm TTATGT dịp nghỉ lễ

Để bảo đảm tốt trật tự ATGT phục vụ Nhân dân đi lại thuận lợi, an toàn trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Công an TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) đã xây dựng và triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch bảo đảm TTATGT trên các tuyến đường, cửa ngõ ra vào thành phố...

Dưới trời nắng như đổ lửa, Thủ tướng xuống đồng trò chuyện cùng nông dân vùng hạn
Dưới trời nắng như đổ lửa, Thủ tướng xuống đồng trò chuyện cùng nông dân vùng hạn

Trưa 28/4, dưới trời nắng như đổ lửa, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn.

Thực phẩm Sao Ta chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức vào ngày 15/5
Thực phẩm Sao Ta chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức vào ngày 15/5

Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC - sàn HoSE) vừa có thông báo về việc sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2023 vào ngày 15/5 tới đây.

Sản phẩm mới của ngành đường sắt chính thức khai trương tuyến TP. Hồ Chí Minh - Đà Nẵng
Sản phẩm mới của ngành đường sắt chính thức khai trương tuyến TP. Hồ Chí Minh - Đà Nẵng

Ông Lê Văn Chiến, Giám đốc Chi nhánh vận tải Đường sắt Đà Nẵng cho biết, việc ra mắt đoàn tàu SE21/SE22 là sản phẩm mới nằm trong chuỗi sản phẩm, dịch vụ mà ngành đường sắt đã và đang và sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới nhằm đem đến cho hành khách những trải nghiệm thú vị trên các hành trình của Đường sắt Việt Nam; góp phần kết nối du lịch, phát triển kinh tế xã hội, văn hóa vùng miền.

Phòng, chống tiêu cực trong kiểm định xe cơ giới ở Bắc Giang
Phòng, chống tiêu cực trong kiểm định xe cơ giới ở Bắc Giang

Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc tăng cường công tác quản lý, phòng, chống tiêu cực trong công tác kiểm định xe cơ giới trên địa bàn tỉnh.

Đoàn viên, sinh viên TP. HCM dâng hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ nhân dịp Lễ 30/4
Đoàn viên, sinh viên TP. HCM dâng hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ nhân dịp Lễ 30/4

Nhân Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, lãnh đạo TP. HCM cùng hơn 1.200 đoàn viên, sinh viên đã đến dâng hương, thắp nến tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ.