Xử lý vị trí lãnh đạo thế nào khi sáp nhập 2 sở? - Hình 1

Ông Phạm Văn Tỏ - Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương 

“Nếu giao hết cho địa phương quyết định việc sắp xếp, sáp nhập sẽ có nhiều bất cập, dễ dẫn đến chủ quan tuỳ tiện và cũng rất khó cho địa phương khi thực hiện. Có những tỉnh đặc thù thì nên quy định luôn sở đặc thù về chuyên môn. Ví dụ đối với những địa phương phát triển về du lịch thì quy định có Sở Du lịch; những địa bàn có đồng bào dân tộc thì quy định có Ban Dân tộc…” ông Tỏ nêu ý kiến.

Từ trước đến nay không có quy định là bao nhiêu nhân viên thì có một lãnh đạo, nên anh em ở địa phương cứ nghĩ, chức năng nhiệm vụ của các phòng chuyên môn của sở, là đi chỉ đạo các tuyến cơ sở phải có vị trí mới xuống làm được việc. Chính vì vậy mới bổ nhiệm một cách không có cơ sở.

Ông Tỏ cho biết thêm“Theo tôi cũng nên quy định cứng, cứ bao nhiêu nhân viên trong 1 phòng thì có bao nhiêu cấp phó. Nếu quy định có 7 nhân viên trở lên thì quy định cấp phó là bao nhiêu, còn 7 nhân viên trở xuống thì quy định rõ được 2 hay 1 cấp phó.

Quy định minh bạch, rõ ràng thì không có chuyện sở có lãnh đạo nhiều hơn nhân viên. Thực tế, ai cũng thấy nhiều lãnh đạo quá nhưng không phê bình người ta được. Còn một khi đã quy định cứng rồi, minh bạch rồi thì kiểm soát quyền lực tốt hơn”.

Theo quy định của TƯ, địa phương được bảo lưu, số lượng cấp phó tối đa trong 3 năm để sắp xếp. Trong 3 năm đó có mấy chính sách cần phải thực hiện. Một là thực hiện đối với người có nguyện vọng nghỉ theo nghị định 108 về tinh giản biên chế, thì giải quyết cho người ta hưởng theo chế độ đó.

Thứ 2 là trong 3 năm đó, các cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm sắp xếp cán bộ dôi dư về những vị trí nào cho phù hợp. Cùng với đó là có chương trình cơ cấu lại công chức viên chức để xếp sắp số lượng cấp phó dôi dư vào.

Tôi nghĩ trong 3 năm thực hiện theo các chính sách, điều chuyển, sắp xếp lại cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phó thì cũng thuận lợi cho địa phương làm.

Theo đó, nên áp dụng cơ chế thi tuyển. Khi ấy sẽ có hội đồng xem xét năng lực của 2 giám đốc đó. Việc này không phải xem quy hoạch có hay không nữa, bởi cả 2 người đang làm giám đốc rồi nên chỉ cần xem xét quá trình, năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của nhiệm kỳ giữ chức giám đốc sở, cũng như năng lực trình bày chương trình hành động của mình nếu được làm giám đốc sở sau khi sáp nhập. Kết hợp 2 điều này để xem xét bổ nhiệm giám đốc mới đảm bảo khả năng điều hành đơn vị mới tốt hơn” – ông Tỏ cũng nhấn mạnh.

Thanh Bình