Xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm nhẹ trong tháng 5
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, sản xuất và kinh doanh nông lâm thủy sản vẫn có những tín hiệu tích cực. Điển hình là xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang Nhật Bản, khu vực châu Á đã tăng trở lại.
Bộ NN&PTNT cho biết, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao tại một số quốc gia phát triển, các chính sách thắt chặt tiền tệ, nhất là ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ và châu Âu khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong ký kết và thực hiện các đơn hàng.
Cùng với đó, nhiều quốc gia thực thi chính sách tăng cường bảo hộ sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước; đẩy mạnh sản xuất nông sản để chủ động nguồn cung.
Theo thống kê, 5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 36,96 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 20,26 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu 13,15 tỷ USD, giảm 8,7%; xuất siêu 3,55 tỷ USD, giảm 21,1%.
Tính riêng tháng 5, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,85 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chính có giá trị xuất khẩu giảm ở mức 11,11% so với năm, ước đạt 20,26 tỷ USD.
Năm tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản tới các thị trường thuộc khu vực châu Á đạt 9,73 tỷ USD, tăng 2,3%; châu Mỹ đạt 4,42 tỷ USD, giảm 34,6%; châu Âu đạt 2,42 tỷ USD, giảm 13,2%; châu Phi đạt 327 triệu USD, giảm 5,6%; châu Đại Dương đạt 280 triệu USD, giảm 28%. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất.

Hiện nay, NN&PTNT đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Các mặt hàng quả có nguồn cung dồi dào, tương đối ổn định, nhiều loại sắp vào vụ thu hoạch (xoài, sầu riêng, mít, chanh, vải). Chăn nuôi gia súc gia cầm vẫn nhiều khó khăn.
Thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng gay gắt hơn, nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông lâm thủy sản và cháy rừng rất cao ở nhiều địa phương; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản.
Để khắc phục những khó khăn này, NN&PTNT cần đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU...
Cùng với đó, ngành nông nghiệp cần tận dụng các FTA, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới; phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài.
Ngành nông nghiệp cũng xác định:
Sẽ theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, báo cáo Tổ điều hành thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ; phối hợp với các địa phương hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch;
Tổ chức nhiều hoạt động kết nối thị trường nông sản nhằm thúc đẩy tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài, nhất là những mặt hàng có sản lượng lớn khi vào vụ thu hoạch trong tháng 6 (vải, mít, chôm chôm, thanh long, chanh...).
PV
Tin mới
Thủ tướng lựa chọn kịch bản tăng trưởng GDP cả năm khoảng 6%
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng yêu cầu lựa chọn kịch bản tăng trưởng GDP cả năm khoảng 6% - để tiếp tục phấn đấu đạt kết quả cao nhất có thể cho năm 2023.
Triển khai thực hiện điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành quyết định triển khai thực hiện điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Kế hoạch nhằm cụ thể hóa trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố trong thực thi các nội dung công tác điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; bảo đảm thống nhất công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc điều chỉnh Quy hoạch tỉnh.
Vĩnh Phúc: Các tuyến xe buýt chính thức hoạt động trở lại
Từ ngày mai, 1/10, tất cả 6 tuyến xe buýt VP03, VP04, VP05, VP06, VP08 và VP10 sẽ trở lại hoạt động, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Lực lượng hải quan Lạng Sơn thu giữ hơn 6.000 con gà giống nhập lậu
Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma (Cục Hải quan Lạng Sơn) vừa phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma (Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn) bắt giữ vụ vận chuyển hơn 6.000 con gà giống nhập lậu.
Thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thực hành ESG: Cuộc cách mạng chuyển đổi xanh
Vừa qua, PwC Việt Nam phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (“VYEA”) và Phuc Khang Corporation, tổ chức Hội thảo “Doanh nghiệp Việt Nam và cuộc cách mạng ESG” tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo tập trung thảo luận xoay quanh chủ đề thực hành ESG và chuyển đổi năng lượng đối với doanh nghiệp tư nhân.
Thái Nguyên: TP. Sông Công chú trọng phát triển Đảng trong doanh nghiệp
Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, phát triển tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, nhất là trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập”. Cụ thể hóa chủ trương này, Đảng bộ TP. Sông Công (Thái Nguyên) đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ và đã đạt được kết quả tích cực.
Câu chuyện thương hiệu
Bức tranh thương hiệu ACM - Tập đoàn Khoáng sản Á Cường
Hành trình xây dựng thương hiệu Xianxi của CEO Văn Sơn
Meyhomes Capital Phú Quốc - The Infinity: Ưu đãi khủng kích hoạt “bom tấn” đầu tư cuối năm
Quỹ Chăm sóc Sức khỏe Gia đình Việt Nam mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng
Hồ Chí Minh: Doanh nhân Thanh Hóa gắn kết giao thương hỗ trợ doanh nghiệp thành viên
Bức tranh thương hiệu Nam A Bank - Ngân hàng TMCP Nam Á