Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan,xuất khẩu phân bón các loại của nước ta trong tháng 3 đạt 148.792 tấn với trị giá hơn 62 triệu USD, giảm 13,4% về lượng và giảm 13,5% về trị giá so với tháng 2/2024.

Lũy kế hết quý I/2023, xuất khẩu phân bón đã thu về hơn 207 triệu USD với 499.786 tấn, tăng 23,3% về lượng và tăng 13,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu phân bón đạt bình quân 415 USD/tấn, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu phân bón đã thu về hơn 207 triệu USD với 499.786 tấn trong quý I/2024.
Xuất khẩu phân bón đã thu về hơn 207 triệu USD với 499.786 tấn trong quý I/2024.

Về thị trường, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong quý I/2024 với 103.510 tấn, tương đương hơn 42 triệu USD. Đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc. Đứng thứ ba là thị trường Phillippines, quốc gia này chứng kiến mức tăng mạnh nhất trong số các thị trường chủ đạo với sản lượng 36.846 tấn, tương đương trị giá hơn 17 triệu USD, tăng mạnh 306% về lượng và tăng 197% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu đạt bình quân 305 USD/tấn, giảm 26%.

Một quốc gia Châu Á khác là Malaysia cũng đang tăng nhập khẩu phân bón Việt Nam với sản lượng lớn nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Lào đều đang chứng kiến mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2024, các chuyên gia dự báo nguồn cung phân bón sẽ ngày càng thắt chặt do hai nhà cung cấp lớn của thế giới là Trung Quốc và Nga hạn chế xuất khẩu. Điều này có thể khiến giá phân bón trong năm nay tăng nhẹ so với các năm trước.

Hiệp hội Phân bón quốc tế (IFA) dự báo tiêu thụ phân bón trên toàn cầu năm 2024 sẽ tăng 4% so với năm 2023, đạt 192,5 triệu tấn.

Minh An (t/h)