Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc giảm mạnh

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc giảm liên tiếp 2 tháng qua, và có nguy cơ giảm tiếp khi dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.

Xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm đạt hơn 3,27 tỷ USD, tăng 13,83% so với cùng kỳ năm ngoái. Top 5 thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực trong 5 tháng đầu năm nay lần lượt là: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc, trong đó 4 tăng, 1 giảm là thị trường Trung Quốc. 

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt 665,82 triệu USD, tăng gần 37% so với cùng kỳ năm ngoái; thị trường Nhật Bản đạt 551 triệu USD, tăng 1,64%; thị trường Trung Quốc đạt 404,73 triệu USD, giảm 5,94%; thị trường EU đạt 389 triệu USD, tăng 17,45%; thị trường Hàn Quốc đạt 294 triệu USD, tăng 4,57% so với cùng kỳ năm ngoái.

Động thái của Trung Quốc tác động đa chiều lên thuỷ sản Việt Nam 

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ ngày 11/9/2020, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ra quy định, các nhà xuất khẩu đồ đông lạnh sẽ bị cấm xuất khẩu hàng sang Trung Quốc trong 1 tuần nếu xét nghiệm axit nucleic với sản phẩm của họ cho ra kết quả dương tính với virus corona chủng mới trong lần đầu tiên hoặc thứ hai. 

Nếu sản phẩm đông lạnh tiếp tục dương tính với virus corona chủng mới trong lần thứ ba hoặc nhiều hơn, các nhà cung cấp nước ngoài sẽ chịu lệnh cấm trong vòng 4 tuần. Những nước bị cuốn vào “vòng xoáy” của Trung Quốc gồm Ấn Độ, Ecuador, Nga, Mỹ và Việt Nam... 

Mới đây, cảng Trạm Giang, một cảng trung chuyển hàng hoá lớn của Trung Quốc thông báo ngừng thông quan thuỷ sản từ Việt Nam và 10 nước châu Á từ ngày 20/6 đến 15/7, đó thực sự là một “tiếng chuông cảnh báo” với Việt Nam khi mà diễn biến Covid trong nước đang phức tạp. 

Việc Trung Quốc tăng cường kiểm soát chặt virus corona đối với hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu khiến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường này giảm liên tiếp trong 2 tháng liền. 

Tháng 4 xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc giảm 11%, sang tháng 5 tiếp tục giảm sâu hơn, giảm 22%. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc 5 tháng qua đã giảm 6%, đạt 405 triệu USD. 

Ngoài lý do liên quan đến dịch Covid-19 khiến Trung Quốc tăng cường kiểm soát chặt hàng nhập khẩu, còn có nguyên nhân khác đó là xuất khẩu thuỷ sản của chính Trung Quốc cũng sụt giảm, đặc biệt giảm mạnh tại thị trường Mỹ, thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Trung Quốc. Do đó, theo một số chuyên gia nhận định, Chính phủ Trung Quốc muốn người tiêu dùng, nhà chế biến thuỷ sản nước này tập trung tiêu thụ nguồn nguyên liệu trong nước.  

Nhanh chóng tiêm phòng vắcxin cho công nhân, người lao động tại các nhà máy chế biến thuỷ sản 

Theo đại diện VASEP, hơn 1 năm qua, Việt Nam được các nhà nhập khẩu thế giới tìm đến như là một nguồn cung cấp thuỷ sản tin cậy, vì kiểm soát Covid-19 tốt, sản lượng sản xuất và chế biến ổn định, chất lượng đảm bảo, trong khi Ấn Độ, Thái Lan và một số nước sản xuất khác bị ảnh hưởng nặng nề. 

"Việt Nam sẽ phát huy tốt các cơ hội và lợi thế nếu nhanh chóng kiểm soát được dịch Covid-19, tránh để lây lan ở các khu công nghiệp nhất là tại các nhà máy chế biến thuỷ sản. Vì thông báo của cảng Trạm Giang có thể là sự “khởi đầu” cho các cảng khác, hoặc các nước khác có động thái tương tự đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nếu chúng ta không nhanh chóng ngăn chặn Covid bùng phát.

Trước tình hình này, việc triển khai sớm và nhanh tiêm phòng vắc xin cho công nhân, người lao động tại các nhà máy chế biến thuỷ sản là rất cấp bách. Vì nếu một doanh nghiệp bị giãn cách, cách ly, không sản xuất từ 14 đến 21 ngày thì coi như kế hoạch sản xuất - kinh doanh một năm tan vỡ, hậu quả vô cùng to lớn”, đại diện VASEP nhấn mạnh.  

Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản và người lao động bị mất việc làm, khi đó rủi ro, thiệt hại toàn ngành thủy sản có thể lên tới hàng tỷ USD, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế cũng như uy tín ngành hàng của Việt Nam.

Nguyễn Huyền (Bizlive)

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc
Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vừa kiểm tra, tạm giữ hàng trăm hộp kẹo có xuất xứ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán
Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán

Bộ Tài chính vừa chủ trì Hội nghị thảo luận về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân
Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng tình cảm của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thước đo công bằng và chuẩn mực nhất.

Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng
Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng

Trong tháng Tám, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 56 lô đất trên địa bàn.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.