Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp lấy lại đà tăng trưởng khá sau dịch covid-19

Trong những năm gần đây, Pháp luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khối Liên minh EU.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp trong tháng 07/2022 đạt 333,8 triệu USD, tăng 1,7% so với tháng trước đó.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Tính chung 07 tháng đầu năm đạt 2,1 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong những năm gần đây, Pháp luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khối Liên minh EU.

Hàng dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Pháp trong 07 tháng đầu năm 2022, đạt 390,1 triệu USD, tăng 28,1%, chiếm 14,8%.

Tiếp đến là giày dép, đạt 375 triệu USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp theo là nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 330 triệu USD.

Trong 07 tháng đầu năm 2022, một số mặt hàng xuất khẩu sang Pháp có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước đó: Đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 71,6%; hàng thủy sản 35,4%; sản phẩm gốm sứ tăng 36,3%.

Nông sản, thực phẩm nhập khẩu cung cấp tới 20% lượng tiêu dùng nội địa hằng năm tại Pháp. Mặc dù là cường quốc đại dương lớn thứ hai thế giới, song theo số liệu, gần 2/3 lượng tôm, cá tiêu thụ tại Pháp được nhập khẩu. Đồng thời, hơn một nửa lượng rau, quả tiêu dùng tại Pháp được nhập khẩu.

Ngoài nguyên nhân do diện tích trồng trọt liên tục giảm, một trong những lý do quan trọng khác là sự gia tăng không ngừng nhu cầu của thị trường đối với nhóm hàng nước trái cây và trái cây nhập khẩu (như trái bơ, xoài, thanh long…).

Mặc dù Pháp là quốc gia đứng đầu Châu Âu về canh tác hữu cơ, nhưng với nhu cầu tăng cao, nguồn cung sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của nước này cũng chỉ đủ cung cấp cho 67% nhu cầu nội địa. Vì vậy, tới 1/3 thực phẩm hữu cơ tiêu dùng nội địa tại Pháp phải nhập khẩu.

Hoàng Thăng (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu
Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

Ngay sau khi cổ phiếu HPX được giao dịch trở lại, Công ty CP Đầu tư Hải Phát lên kế hoạch chào bán hơn 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.

Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh
Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh

Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi 'sản xuất, buôn bán hàng giả' là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, SN 1995 ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, SN 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và Nguyễn Thị Phượng, SN 1987 ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.