Xuất khẩu VLXD tồn kho: Chiếc phao cứu cánh
Thị trường bất động sản ảm đạm một thời gian dài, đã kéo theo hệ lụy ngành vật liệu xây dựng trong nước sụt giảm lượng tiêu thụ nghiêm trọng.
Các chuyên gia cho rằng, để giải phóng hàng tồn kho, XK chính là “chiếc phao cứu cánh” mở ra hướng đi mới, không chỉ giúp DN giải phóng hàng tồn, mà còn đem lại lợi nhuận, tăng nguồn thu ngoại tệ.
Cơ hội lớn để phát triển
Tổng cục Hải quan cho biết, chỉ trong nửa cuối tháng 9/2014, Việt Nam đã XK gần 1 triệu tấn Clanhke và xi măng, nâng tổng sản lượng XK trong 9 tháng đầu năm lên 16,1 triệu tấn, kim ngạch đạt xấp xỉ 700 triệu USD; trong 9 tháng, XK 1,9 triệu tấn sắt thép các loại, tổng kim ngạch đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD.
Riêng lĩnh vực xi măng, số liệu thống kê của Vụ Vật liệu xây dựng cho thấy, tính chung 10 tháng năm 2014, XK ước đạt 11,68 triệu tấn, bằng 101% so cùng kỳ năm 2013.
Tiên phong trong XK VLXD thời gian qua phải kể đến các DN thuộc lĩnh vực gốm sứ. Hiện các sản phẩm gốm sứ xây dựng đã có mặt tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với những DN XK tiêu biểu như Viglacera, Vinaconex, Taicera, ToTo...
“Trong khi các nhóm hàng VLXD đang gặp khó khăn thì hàng hóa của Viglacera vẫn tiêu thụ tốt. Hết tháng 9/2014, kim ngạch XK của Viglacera đạt 27 triệu USD, dự kiến kim ngạch XK cả năm 2014 ước đạt 31,5 triệu USD. Mục tiêu XK của Viglacera đặt ra là tăng trưởng doanh thu XK 25% qua từng năm và đến năm 2017, doanh thu XK đạt 75 triệu USD”, ông Lê Hồng Phong, Giám đốc Ban Thương mại Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Việt Nam (Viglacera) cho hay.
Trao đổi về thị trường VLXD XK, ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hiệp hội VLXD Việt Nam nhận định: Kim ngạch XK các mặt hàng VLXD nói chung đang tăng nhanh từ năm 2013 đến nay. Điều này đã góp phần giúp các DN giải phóng được lượng hàng tồn kho, duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Hầu hết DN đi đầu trong XK là những DN lớn, có tiềm lực sản xuất ra những sản phẩm tốt, đủ sức cạnh tranh. Những DN này đều sớm nhận thức vai trò quan trọng của XK, có sự đầu tư tìm hiểu thị trường và có chiến lược XK dài hạn.
Hướng tới thị trường cao cấp
Tuy đã có nhiều khởi sắc, nhưng thực trạng XK VLXD hiện nay vẫn còn nhỏ lẻ, nặng tính tự phát, mặc dù khối lượng XK lớn, nhưng giá trị còn thấp so với nhiều mặt hàng khác. Sản phẩm vật liệu XK chưa đa dạng và phần lớn đều qua trung gian, cho nên phải gánh thêm khoản chi phí môi giới, làm tăng giá thành, giảm khả năng cạnh tranh so với các nước. Đặc biệt, các DN VLXD còn tự đưa mình vào thế khó khi cạnh tranh với nhau tại các thị trường, làm giảm hiệu quả XK.
Theo các chuyên gia VLXD, XK là con đường các DN cần lựa chọn, song có mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hay không, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là sự chủ động của chính DN.
Hiện VLXD là ngành có tốc độ phát triển mạnh và nhu cầu đa dạng, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm chất lượng cao. Đây là yếu tố thuận lợi cho các DN VLXD trong quá trình đáp ứng nhu cầu NK của nhiều quốc gia. Song nó cũng là thách thức khi hiện nay, mặc dù XK VLXD đang tăng trưởng tốt, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, nhìn chung giá trị sản phẩm còn thấp, làm giảm khả năng cạnh tranh so với các nước.
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Văn Huynh cho rằng: “Không chỉ XK sản phẩm tồn kho, mà DN VLXD cần hướng XK vào các thị trường cao cấp. Muốn vậy, các DN phải có chiến lược đầu tư để làm những mặt hàng XK chất lượng cao, được thị trường quốc tế ghi nhận; cần chủ động xây dựng mạng lưới đầu tư và phân phối, hình thành các tổ hợp sản xuất, kinh doanh có đủ sức mạnh tài chính để hòa nhập vào thị trường quốc tế...
Cũng theo ông Huynh, Bộ Công Thương cần có chiến lược, theo đó, tổ chức mạng lưới đồng bộ, là cầu nối giúp DN có cơ hội tiếp cận các thị trường mới hiệu quả nhất.
Thời gian qua, bên cạnh việc chưa mạnh dạn tìm kiếm thị trường XK, khó khăn lớn đối với các DN VLXD đó là phải đối mặt với các biện pháp (chống bán phá giá, tự vệ thương mại...) tại nước NK. Chính vì vậy, chủ động mở rộng thị trường, đòi hỏi DN VLXD phải có sự nghiên cứu, hiểu biết sâu rộng về thị trường đó
Kiều Tuyết
Bài viết khác
Hải Dương: Chủ tịch tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành văn bản yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
Lạng Sơn: Họp xem xét tiến độ triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh
Chiều 25/11, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức cuộc họp xem xét tiến độ triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh. Thực hiện Đề án, các cơ quan liên quan của địa phương đang tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, giải phóng mặt bằng... để sớm triển khai xây dựng hạ tầng cửa khẩu thông minh.
Huế- 10 tháng đầu năm 2024, giải ngân vốn xây dựng cơ bản đạt 59,8%
Báo cáo về đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng trên địa bàn Thành phố Huế, thống kê cho biết, giải ngân vốn xây dựng cơ bản 10 tháng đầu năm 2024 đạt 438,6/733,1 tỷ đồng, đạt 59,8% kế hoạch.
A Lưới: Đến năm 2027 có trên 50% diện tích trồng lúa nước
A Lưới là huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, đời sống kinh tế xã hội khá khó khăn. Huyện mới được công nhận thoát nghèo vào tháng 09/2024
Quảng Bình kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp Bắc Đồng Hới mở rộng
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình vừa có thông báo nhằm mời gọi các nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án tại Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới mở rộng, thuộc TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Việt Nam đứng ở vị trí 23 trong top 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới
Với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 354 tỷ USD, Việt Nam nằm trong top 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới với vị trí 23, chiếm tỷ trọng 1,5% toàn cầu.
Hà Nội sắp đấu giá 7 thửa đất tại Hoài Đức, giá khởi điểm từ 11 triệu đồng/m2
Công ty đấu giá hợp danh Số 5 Quốc gia vừa ra thông báo đấu giá tài sản của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức.
Đồng Nai: Thu ngân sách hơn 55.000 tỷ đồng vào năm 2024
Cục Thuế tỉnh và Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai cho biết, đến hết ngày 21/11, thu ngân sách năm 2024 của Đồng Nai ở cả 2 lĩnh vực nội địa và xuất nhập khẩu đều đã về đích sớm hơn 1 tháng so với dự kiến.
Tổng công ty Điện lực - TKV và Vietcombank Hà Thành ký hợp đồng tín dụng tài trợ vốn
Tại Hà Nội, Tổng công ty Điện lực - TKV (Công ty cổ phần) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành (Vietcombank Hà Thành) đã tiến hành Lễ ký hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Na Dương 2, với tổng mức tín dụng là 2.631 tỷ đồng.
Bình Định mở rộng Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định về việc mở rộng Cụm công nghiệp (CCN) Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn. Theo đó, CCN Bùi Thị Xuân sẽ được mở rộng với diện tích 18,376 ha…