Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xúc tiến các cơ hội hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Slovenia trong lĩnh vực cơ khí

Cục Xúc tiến thương mại (XTTM - Bộ Công Thương) vừa phối hợp với Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Áo kiêm nhiệm Slovenia và Phòng Thương mại và Công nghiệp Slovenia tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến doanh nghiệp Việt Nam - Slovenia 2021.

Sự kiện thuộc Chương trình Cấp quốc gia về XTTM năm 2021, nhằm thúc đẩy các cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực cơ khí giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Slovenia.

Xúc tiến các cơ hội hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Slovenia trong lĩnh vực cơ khí
Xúc tiến các cơ hội hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Slovenia trong lĩnh vực cơ khí

Phát biểu tại sự kiện, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục XTTM nhấn mạnh, cơ hội từ EVFTA - Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu (EU) đã và đang mở ra những cánh cửa lớn cho Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế với nhiều thị trường trên thế giới nói chung và Slovenia nói riêng.

Theo ông Vũ Bá Phú, EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Năm 2020, đúng lúc doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19 thì EVFTA có hiệu lực, nhờ đó đã giúp trao đổi thương mại giữa Việt Nam với EU vẫn duy trì được luồng chảy tích cực. EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2020 đạt 49,6 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 34,9 tỷ USD, Việt Nam nhập khẩu từ EU đạt 14,7 tỷ USD.

Dự kiến năm 2021, EVFTA sẽ tiếp tục là động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng như các hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU. Những lĩnh vực kinh doanh của Việt Nam sẽ tiếp tục có cơ hội phát triển là nông nghiệp, công nghiệp, xuất nhập khẩu; ngoài ra, còn có các thị trường như tài chính, chứng khoán, bất động sản… Đặc biệt, với đà tăng trưởng của ngành công nghiệp chế tạo hiện nay, Việt Nam sẽ có thể gia nhập nhóm các nước công nghiệp mới nổi trong vài năm tới.

Về hợp tác kinh tế với Slovenia, những cam kết cắt giảm thuế quan đối với hàng có xuất xứ Việt Nam và Slovenia trong EVFTA sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh, giúp hàng hóa của hai quốc gia cùng có thể mở rộng thị phần tại thị trường của nhau cũng như các thị trường EU khác, là động lực thúc đẩy tăng trưởng thương mại song phương.

Theo ông Vũ Bá Phú, các doanh nghiệp Slovenia có thế mạnh về máy móc, thiết bị canh tác trong lĩnh vực nông sản. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp này bán máy móc chế biến nông, lâm, thủy sản cho doanh nghiệp Việt Nam. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng đã quan tâm đến đối tác để hợp tác sản xuất máy móc nông nghiệp tại Việt Nam.

Đây là cơ hội cho doanh nghiệp hai nước hợp tác để có thể sản xuất máy móc chế biến nông, lâm, thủy sản tại việt Nam.

Ông Izidor KRIVEC, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Slovenia cho rằng, Việt Nam và Slovenia có nhiều tiềm năng hợp tác kinh doanh về máy móc, thiết bị, tự động hóa công nghiệp và những giải pháp hậu cần trong lĩnh vực dệt may, thực phẩm đang bùng nổ của Việt Nam.

Ông Lê Dũng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Áo kiêm nhiệm Slovenia đánh giá cao tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước. Ông Lê Dũng cho biết, EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 và đã có những dấu hiệu ban đầu trong việc thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam với EU nói chung, Slovenia nói riêng.

Ông Lê Dũng bày tỏ tin tưởng, khi đại dịch được kiểm soát tốt ở Châu Âu, dòng vốn đầu tư sẽ bắt đầu có xu hướng tăng lên. Việt Nam không chỉ là thị trường 97 triệu dân mà có thể trở thành trung tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường ASEAN với hơn 660 triệu người tiêu dùng.

Theo ông Lê Dũng cũng, nhiều quốc gia bắt đầu coi Việt Nam như một địa điểm tuyệt vời cho chiến lược kinh doanh “Trung Quốc + 1”. Ví dụ, theo gói ưu đãi hiện tại của Chính phủ Nhật Bản trị giá 653 triệu USD cho việc chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc, 37 trong số 81 công ty Nhật Bản đã đăng ký chuyển đến Việt Nam.

Ông Tomaž KOSTANJEVEC, Quyền CEO, Cục Khởi nghiệp, Quốc tế hóa, Đầu tư Nước ngoài và Công nghệ Slovenia phân tích, Slovenia có vị trí địa lý đắc địa với cảng Koper là đầu vào để kinh doanh với Châu Âu, đặc biệt là cho các công ty từ khu vực phía Đông. Với việc sử dụng Cảng Koper, hàng hóa từ khu vực phía Đông có thể đến đích sớm hơn 8 ngày so với sử dụng các cảng Bắc Âu khác.

Nền kinh tế của Slovenia tập trung vào kinh doanh xanh và bền vững. Với lực lượng lao động sáng tạo, các công ty Slovenia đang cung cấp các giải pháp thông minh sẽ mang lại lợi ích cho toàn thế giới.

Phía doanh nghiệp Slovenia cũng khẳng định, Việt Nam là nước đáng để hợp tác đầu tư và kinh doanh. Theo các doanh nghiệp này, Việt Nam ổn định về chính trị, không chỉ có tỷ lệ người biết chữ tốt hơn hầu hết các nước đang phát triển khác và chi phí nhân công cũng thấp, trong khi cơ sở hạ tầng trong nước phát triển, thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.

Để thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Slovenia, ông Vũ Bá Phú cho rằng, trong thời gian tới, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát tốt trên phạm vi toàn cầu, doanh nghiệp hai nước cần tăng cường các hoạt động XTTM và tận dụng lợi ích từ Hiệp định EVFTA, nắm vững quy tắc xuất xứ, hàng hoá có truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Về phía Cục XTTM, ông Vũ Bá Phú khẳng định luôn sẵn sàng phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam và Slovenia có thêm cơ hội hợp tác kinh doanh hiệu quả, ổn định lâu dài.

Cũng tại sự kiện, 21 doanh nghiệp Việt Nam đã giao thương trực tuyến với 12 doanh nghiệp Slovenia để tìm hiểu thị trường, đối tác và giới thiệu sản phẩm, năng lực doanh nghiệp, qua đó tạo tiền đề để thiết lập quan hệ hợp tác trong tương lai.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Hội chợ Công Thương vùng ĐBSCL - Đồng Tháp sẽ có 250 gian hàng tiêu chuẩn
Hội chợ Công Thương vùng ĐBSCL - Đồng Tháp sẽ có 250 gian hàng tiêu chuẩn

Hội chợ Công Thương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - Đồng Tháp năm 2024 là hoạt động nằm trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo tổ chức, nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch của các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Tây Ninh công bố danh mục các dự án thu hút đầu tư năm 2024
Tây Ninh công bố danh mục các dự án thu hút đầu tư năm 2024

UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 857/QĐ-UBND về việc ban hành Danh mục dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2024.

CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CIC) chuẩn bị thay đổi loạt nhân sự cấp cao
CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CIC) chuẩn bị thay đổi loạt nhân sự cấp cao

Thống nhất giữa Ban điều hành hiện tại và nhóm cổ đông lớn, CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CIC Group, mã CKG – sàn HOSE) chuẩn bị thay đổi nhân sự cấp cao.

Giao dịch chứng khoán sáng 6/5: Nhóm cổ phiếu chứng khoán đua nhau bùng nổ với hàng loạt mã khoe trần
Giao dịch chứng khoán sáng 6/5: Nhóm cổ phiếu chứng khoán đua nhau bùng nổ với hàng loạt mã khoe trần

Sau khoảng 1 giờ giao dịch cầm chừng, lực cầu sôi động đã giúp thị trường tăng tốc, đặc biệt là nhóm cổ phiếu chứng khoán đua nhau bùng nổ với hàng loạt mã khoe trần.

Bộ Công an đề xuất quy định tiếp nhận vũ khí do nước ngoài viện trợ
Bộ Công an đề xuất quy định tiếp nhận vũ khí do nước ngoài viện trợ

Dự thảo luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) quy định về việc tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do nước ngoài viện trợ. Nhằm tận dụng nguồn lực của nước ngoài để phục vụ cho nghiên cứu vũ khí, thi đấu thể thao, trưng bày triển lãm...

Kiên Giang tạm giữ đối tượng vận chuyển 29.600 bao thuốc lá lậu
Kiên Giang tạm giữ đối tượng vận chuyển 29.600 bao thuốc lá lậu

Thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, đơn vị vừa tạm giữ hình sự đối với Ngô Hồng Minh Tâm, 50 tuổi, trú tại TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, để điều tra về hành vi vận chuyển thuốc lá lậu.