Bài 1- Hợp đồng chưa ký, chưa trả tiền vẫn được tòa tuyên cho bồi thường?

Bài 2- Nộp phí bảo hiểm sau khi cháy xưởng vẫn được bồi thường: Viện – Tòa quan điểm trái ngược nhau

Bài 3- Viện – Tòa trái quan điểm: Nguy cơ mất hàng chục tỷ đồng của nhà nước

THCL Bản án sơ thẩm bác yêu cầu, bản án phúc thẩm lại chấp nhận. Viện kiểm sát cấp cao kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng bảo vệ bản án sơ thẩm, Tòa cấp cao không chấp nhận kháng nghị, bảo vệ bản án phúc thẩm. Đó là kết quả giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với vụ án tranh chấp hợp đồng bảo hiểm giữa Tổng công ty CP bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và Công ty TNHH Huada Furniture Việt Nam (HUADA) trong suốt 4 năm qua. Tại sao có các quan điểm trái ngược nhau và cùng một tình tiết mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã đánh giá khác nhau như thế nào?

Bài 4- Viện – Tòa trái quan điểm: Nhận định gây nhiều tranh cãi của bản án phúc thẩm - Hình 1

Công văn của sở cảnh sát PCCC Công an tỉnh Đồng Nai trả lời nguyên nhân vụ cháy

Theo luật sư Phạm Duy Hiển, Văn phòng luật sư Phạm Duy, các cấp tòa đã tập trung xét xử, đánh giá trị pháp lý của hợp đồng bảo hiểm giữa PJICO và HUADA để bảo vệ quan điểm “giao kết” hay là “chưa giao kết”. Tuy nhiên, nội dung các điều khoản lại ít được bàn đến. Đây cũng là căn cứ quan trọng đối với vụ án tranh chấp dân sự.

Nguyên nhân vụ cháy thiêu rụi 6.000 m2 nhà xưởng của HUADA ngày 12/1/2012 đã được Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh Đồng Nai xác định như sau: “Do đường dây điện cấp nguồn cho bóng đèn chiếu sáng trong kho đã sử dụng lâu ngày. Lớp vỏ nhựa cách điện bên ngoài bị lão hóa, mất tác dụng cách điện dẫn đến chạm, chập”. Theo nội dung tại điểm c, khoản 1, mục J của hợp đồng bảo hiểm thì nguyên nhân này là điểm loại trừ cho tất cả các rủi ro, không thuộc phạm vi của hợp đồng bảo hiểm. Nguyên nhân cháy nổ bị loại trừ bảo hiểm ghi rõ: “Những thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ máy móc, khí cụ điện nào hay bất kỳ bộ phận nào của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, tự đốt nóng, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào”. Đây cũng là một trong những căn cứ mà khi xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của HUADA.

Tài sản được bảo hiểm có tồn tại?

Lật lại hồ sơ vụ việc, câu hỏi “tài sản được bảo hiểm có tồn tại?” đã được nhiều luật sư đặt ra ngay từ khi HUADA bắt đầu khởi kiện cách đây 3 năm. Vấn đề được đặt ra: Ngày 12/1/2012 cháy xưởng, ngày 2/2/2012, HUADA mới ký hợp đồng bảo hiểm cho khối tài sản này. Lúc đó, tài sản đã cháy rụi. Đối tượng bảo hiểm đã không còn tồn tại. Vậy việc vội vàng ký để hoàn thiện hợp đồng có được coi là gian lận bảo hiểm?

Điều này gần như ít được tranh luận đến trong quá trình tố tụng tại các cấp xét xử. Theo luật sư Nguyễn Văn Lập, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh, vụ việc chủ yếu đề cập tới sự tranh chấp hợp đồng bảo hiểm giữa hai bên, mà phía PJICO chưa đưa yêu cầu phản tố khi tham gia vụ kiện. Có nghĩa là có thể khởi kiện ngược lại HUADA về hành vi được cho là gian lận bảo hiểm như đã nói ở trên.

Đến thời điểm hiện tại, như đã đưa ở kỳ trước, việc PJICO xin cứu xét đã được chấp thuận. Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã có công văn yêu cầu Tòa án nhân cấp cao TP. HCM chuyển hồ sơ vụ án để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Văn phòng đại diện Chung Kuo có phải là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm?

Cũng xin đề cập tới một phần nội dung đơn xin xem xét bản án phúc thẩm và giám đốc thẩm của PJICO. Trong đó, đã nêu một nhận định mà bản án phúc thẩm đã áp dụng không đúng luật.

Theo đó, bản án phúc thẩm nhận định công ty HUADA đã thông qua Văn phòng đại diện Chung Kuo giao kết hợp đồng với PJICO và Văn phòng đại diện Chung Kuo là tổ chức môi giới bảo hiểm phù hợp với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, tại phiên tòa, đại diện Chung Kuo thừa nhận họ chỉ hỗ trợ dịch tài liệu và chuyển tài liệu từ PJICO tới HUADA mà không có thù lao và cũng thừa nhận không phải tổ chức môi giới bảo hiểm theo pháp luật quy định.

Ngoài ra, HUADA cũng không xuất trình được tài liệu nào chứng minh được họ có gửi đề nghị cho PJICO thông qua Văn phòng đại diện Chung Kuo. Nhận định của bản án phúc thẩm cho rằng HUADA thông qua Văn phòng Chung Kuo để giao dịch với PJICO là đã đồng ý giao kết hợp đồng có phù hợp với quy định của Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật Dân sự không? Đây cũng là một nhận định gây nhiều tranh cãi của bản án này.

Văn phòng đại diện Chung Kuo có phải là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không? Thương hiệu và công luận sẽ tiếp tục đăng ý kiến của các chuyên gia pháp lý về vấn đề này.

Hải Dương