Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngộ độc thực phẩm, bệnh hiểm nghèo tăng do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

"Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón tràn lan, không hiệu quả đang ảnh hưởng đến chất lượng của nông sản và gây ô nhiễm môi trường" TS Nguyễn Trí Ngọc- Phó Chủ tịch, tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam cho hay.

Chia sẻ tại Hội nghị phân bón và thuốc BVTV diễn ra ngày 27/7, bà Bùi Hải Linh- đại diện Vibiz nêu ra vụ việc vừa mới xảy ra là người dân tại một khu vực trồng rau sạch đã trộn 2 loại thuốc BVTV phun lên đậu cô ve. Ngay sau đó, có khách tới ruộng hỏi mua, người này đã thu hoạch, bán cho khách và giải thích thuốc đó chỉ có tác dụng đuổi sâu, chứ không diệt sâu nên không gây độc hại.

Ngộ độc thực phẩm, bệnh hiểm nghèo tăng do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật - Hình 1

Sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng cách để tăng hiệu quả trồng trọt

Tuy nhiên, do không yên tâm, khách hàng sau khi mua "đậu sạch" về đã mang cả đậu và tên thuốc đi kiểm tra, thì được biết đây là loại thuốc cực độc, gây hại cho người sử dụng.

Đáng chú ý là giá rau sạch đắt hơn nhiều lần so với các loại rau khác nhưng theo thống kê mới, chi phí phân bón và thuốc BVTV đang chiếm hơn nửa giá thành sản phẩm trồng trọt.

TS Nguyễn Trí Ngọc cho biết, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiệu quả sử dụng phân bón chưa cao. Hiệu suất sử dụng chỉ đạt trung bình 45 – 50% với phân đạm, 25 – 35% với lân và khoảng 60% với kali.

Trên phạm vi toàn cầu, trung bình hiệu suất sử dụng đạm chỉ đạt 40%. Như vậy, nếu tính chung hiệu suất sử dụng phân hóa học là 50% thì chúng ta cũng đã lãng phí tương đương 2 tỷ USD năm.

"Chưa kể, lượng phân bón sử dụng quá nhu cầu của cây trồng còn làm tăng nguy cơ dịch bệnh và hậu quả là chúng ta phải sử dụng nhiều thuốc BVTV hơn và năm sau lại cao hơn năm trước. Ngoài ra, lãng phí phân bón còn làm giảm chất lượng nông sản, ô nhiễm nguồn nước và tăng lượng khí thải nhà kính, đặc biệt từ phân đạm, phân hữu cơ và đất rơm rạ.

Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, Đức, Nga, Pháp cho thấy tại các nước mà nông nghiệp sử dụng phân bón hóa học quá nhiều, không được kiểm soát gây ảnh hưởng không tốt tới phẩm chất nông sản, tới môi trường đất, không khí và nước (hàm lượng nitrat tăng lên trong đất, không khí và nước (hàm lượng nitrat tăng lên trong đất 1,6 – 1,9 lần; trong nước 10 lần, độ pH trong đất thay đổi; các vi sinh vật trong đất biến đồi…)"- ông Nguyễn Trí Ngọc nói.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tại Việt Nam, nhiều năm trở lại đây người sản xuất đã chạy theo lợi nhuận nên sử dụng quá nhiều phân bón hóa học mà coi nhẹ việc dùng phân hữu cơ và vấn đề sử dụng phân bón hợp lý, đồng bộ cũng bị buông lỏng trong canh tác.

Do nhu cầu sử dụng thuốc BTVT ngày càng tăng nên kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng mạnh. 

Năm 2017, các doanh nghiệp đã nhập khẩu 979 triệu USD thuốc BVTV, tăng hơn 200 triệu USD so với năm 2016. Riêng quý I-2018, kim ngạch nhập khẩu thuốc BVTV lên tới 194 triệu USD.

Ông Dương Việt Anh- Chuyên viên phòng Thanh tra, pháp chế (Cục BVTV- Bộ NN&PTNT) cho hay: "Việc lạm dụng thuốc BVTV đem đến nhiều hệ lụy tác hại cho sản xuất, môi trường, sức khỏe cộng đồng, đe dọa sự phát triển bền vững của nông nghiệp".

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến những năm gần đây, các vụ ngộ độc thực phẩm diễn ra nhiều hơn. Nhiều người dân cũng mắc bệnh hiểm nghèo, khó chữa.

Theo ông Hồ Xuân Hùng- Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam, 85% nguyên liệu sản xuất thuốc BVTV được nhập từ Trung Quốc. Việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV tràn lan, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân đã khiến tình trạng "rau 2 luống, lợn 2 chuồng" tiếp diễn.

"Hàng giả, hàng thật không chỉ ở trên thị trường, mà diễn ra ngay ở khâu sản xuất. Có người lạm dụng phân bón, thuốc BVTV một cách vô thức, nhưng cũng có nhiều người sử dụng một cách chủ động, chỉ đem lại lợi nhuận cho bản thân. Đây là vấn đề bức xúc mà không chỉ các bộ, ngành, mà cả xã hội cần phải giải quyết để giữ gìn môi trường và sức khỏe"- ông Hồ Xuân Hùng nhấn mạnh. 

Bảo Ngọc (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.