Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

5 điều có thể ít người biết về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã leo thang suốt mấy tháng nay, khi hai bên liên tục "ăn miếng trả miếng" bằng cách áp thuế và đe dọa áp thuế lên hàng hóa của nhau. Tình trạng này khiến giới đầu tư toàn cầu lo ngại về khả năng đi đến một cuộc chiến thương mại tổng lực giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

 5 điều có thể ít người biết về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung - Hình 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Getty.

Tuy nhiên, trang MarketWatch dẫn một phân tích của công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics cho rằng ảnh hưởng kinh tế vĩ mô từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể không nghiêm trọng như nhiều người lo sợ.

Trong những diễn biến gần đây nhất, Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu dọa sẽ áp thuế lên gần như toàn bộ hàng hóa của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ hàng năm. Trung Quốc ngày thứ Ba đề nghị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép trừng phạt Mỹ vì một tranh chấp liên quan đến thuế chống bán phá giá của Washington.

Đã có nhiều phân tích cảnh báo rằng những bước leo thang tiếp theo của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ gây tổn thất cho các doanh nghiệp và các ngành kinh tế lớn như điện tử và nông nghiệp. Nhiều quốc gia cũng bị cảnh báo sẽ "vạ lây" bởi cuộc chiến này.

Mặc dù vậy, chuyên gia kinh tế trưởng toàn cầu Andrew Kenningham của Capital Economics đã đưa ra 5 lý do để nói rằng tác động kinh tế vĩ mô của cuộc chiên thương mại đối với Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ ở mức hạn chế:

Thứ nhất, miễn là "chính sách tài khóa không bị thắt chặt, thuế quan chưa chắc đã khiến tổng cầu trong nền kinh tế suy giảm", theo ông Kenningham. Vị chuyên gia nói thêm rằng thuế quan có thể sẽ chuyển hướng dòng chảy thương mại giữa hai nước sang các quốc gia khác, thay vì gây ra sự suy giảm nhu cầu.

Thứ hai, giá trị thương mại toàn cầu “có thể” sẽ không giảm.

"Độ co giãn nhu cầu (elesticity of demand) đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc là khá thấp, và nhiều mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc có thể chuyển hướng sang thị trường khác", ông Kenningham nói.

Chưa kể, một phần tác động của thuế quan Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốcđã được bù đắp bởi sự giảm giá của đồng Nhân dân tệ so với USD. Tỷ giá USD so với Nhân dân tệ đã tăng 5,5% trong năm 2018 và tăng khoảng 7,5% trong vòng 12 tháng qua - theo dữ liệu của FactSet.

Thứ ba, xuất khẩu không chiếm tỷ trọng lớn so với tổng sản phẩm trong nước (GDP) của cả Mỹ và Trung Quốc.

Dù hai nước đều có sự phụ thuộc vào thương mại, ông Kenningham cho rằng Mỹ và Trung Quốc là "những nền kinh tế tương đối đóng kín". Xuất khẩu chỉ tương đương khoảng 20% GDP của Trung Quốc trong năm ngoái, giảm so với tỷ lệ 36% vào năm 2006.

Đối với Mỹ, tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn: xuất khẩu chỉ tương đương 12% GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thứ tư, thương mại song phương Mỹ-Trung đóng góp một phần rất nhỏ trong GDP mỗi nước. Thương mại với Mỹ chỉ đóng góp 2,5% vào GDP Trung Quốc, và thương mại với Trung Quốc chỉ đóng góp 1% vào GDP Mỹ.

"Nếu giá trị thương mại giữa hai nước có giảm tới 20%, thì tác động trực tiếp đến GDP chỉ ở mức 0,5% đối với Trung Quốc và 0,2% đối với Mỹ", ông Kenningham dự báo. Bởi vậy, theo vị chuyên gia này, các nhà đầu tư không cần phải hoảng sợ vì cuộc chiến thương mại.

thứ năm, lạm phát ở cả Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi xung đột thương mại. Bởi vậy, chính sách tiền tệ của mỗi nước ít có khả năng chịu tác động.

"Có thể là phi lý khi cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ có tác động nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu", ông Kenningham nói. "Nhưng dù Trung Quốc và Mỹ chiếm tổng cộng 22% kim ngạch xuất khẩu của thế giới, thương mại song phương giữa hai nước chỉ chiếm 3,2% thương mại toàn cầu", vị chuyên gia chỉ rõ. Ông cho rằng chủ nghĩa bảo hộ phải lan rộng hơn nữa ngoài phạm vi cuộc chiến Mỹ-Trung mới có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP toàn cầu.

Trên đây có thể là lý do tại sao thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tăng điểm, dù giới đầu tư Phố Wall có những lúc phản ứng mạnh với những tít báo về chiến tranh thương mại hay những dòng trạng thái liên quan của Tổng thống Donald Trump trên mạng xã hội Twitter. Chỉ số S&P 500 đã trở lại vùng cao kỷ lục trong tháng 8 và đã tăng hơn 8% từ đầu năm đến nay. Chỉ số Dow Jones cũng đã tăng 5,2% từ đầu năm.

Trong khi đó, chiến tranh thương mại có vẻ như khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc, các quốc gia mới nổi khác, và thị trường toàn cầu nói chung ngoài Mỹ "chịu trận" nhiều hơn. Chứng khoán Hồng Kông đã rơi vào trạng thái đầu cơ giá xuống (bear market) vào ngày thứ Ba, giảm hơn 20% so với mức đỉnh hồi tháng 1.

Chỉ số Shanghai Composite Index của chứng khoán Trung Quốc đại lục đã rơi vào trạng thái đầu cơ giá xuống từ tháng 6. Chỉ số MSCI Emerging Markets Index của các thị trường chứng khoán mới nổi rơi vào trạng thái tương tự vào tuần trước.

Theo Vneconomy

Bài liên quan

Tin mới

Chống khai thác IUU bảo đảm quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, kịp thời, hiệu quả
Chống khai thác IUU bảo đảm quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, kịp thời, hiệu quả

Chiều 16/4, tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Ban Chỉ đạo IUU Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển tổ chức hội nghị đánh giá kết quả triển khai đợt cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài tháng 3/2024. 

Quỹ VinFuture khởi động chuỗi sự kiện kết nối InnovaConnect 2024
Quỹ VinFuture khởi động chuỗi sự kiện kết nối InnovaConnect 2024

Hà Nội – Ngày 16/4/2024: Quỹ VinFuture chính thức công bố bắt đầu khởi động chuỗi sự kiện kết nối khoa học công nghệ InnovaConnect năm 2024. Mục tiêu là nhằm tăng cường giao lưu học thuật, trao đổi chuyên môn và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học uy tín thế giới với các Viện – Trường hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khoa học - công nghệ.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38 về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới” (Chỉ thị số 38).

Bắc Giang: Nắm bắt cơ hội để phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn
Bắc Giang: Nắm bắt cơ hội để phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

Ngày 16/4, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo với chủ đề: “Thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh”.

Điều kiện xây dựng công trình trên đất trồng lúa phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp
Điều kiện xây dựng công trình trên đất trồng lúa phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất điều kiện, tiêu chí xây dựng công trình trên đất trồng lúa phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Tổng giám đốc mới của BIDV MetLife là ai ?
Tổng giám đốc mới của BIDV MetLife là ai ?

Bà Elena Butarova sẽ chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ BIDV MetLife, phụ trách tổng thể về tầm nhìn, chiến lược phát triển và vận hành cho tất cả các hoạt động kinh doanh của BIDV MetLife.