Sau khi Buôn Ma Thuột, Quảng Đức, đường 20 - Định Quán bị Quân giải phóng đánh chiếm, quân địch ở Tuyên Đức, Lâm Đồng rơi vào thế bị cô lập. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam, Quân giải phóng phát triển tiến công trên cả hai hướng.

Ảnh Tư liệu.
Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 tiến công giải phóng cao nguyên Di Linh - Lâm Đồng. Ảnh Tư liệu.

Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 tiến công giải phóng cao nguyên Di Linh - Lâm Đồng

Tại Lâm Đồng, Sư đoàn 7 - Quân đoàn 4 đánh chiếm Mađagui, Đạ Huoai, tiến vào thị xã B’Lao, phát triển lên Di Linh, phối hợp với Quân khu 7 và lực lượng vũ trang địa phương đánh chiếm các căn cứ của địch. 9 giờ ngày 28-3/1975, cờ giải phóng tung bay trên nóc Tòa hành chính tỉnh, Tiểu khu, sân bay Kohinda và các mục tiêu khác. Quần chúng ở các địa phương nổi dậy, diệt ác phá kìm, giành quyền làm chủ.

Tại Tuyên Đức, các đơn vị chủ lực Quân khu 6 cùng lực lượng vũ trang địa phương đánh chiếm các chi khu Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, truy kích địch rút chạy, phát triển tiến công vào thị xã Đà Lạt. Đồng bào các dân tộc thiểu số nổi dậy phá khu tập trung trở về buôn làng cũ. Tại Đà Lạt, học sinh, sinh viên và nhân dân chiếm giữ, tổ chức canh gác, bảo vệ các cơ sở trọng yếu trong thị xã. 8h ngày 3/4/1975, Quân giải phóng cùng với nhân dân làm chủ hoàn toàn thị xã Đà Lạt.

Ảnh Tư liệu.
Ảnh Tư liệu.

Như vậy, đến ngày 3/4/1975, hai tỉnh phía Nam Tây Nguyên là Tuyên Đức và Lâm Đồng hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu từ ngày 4/3 đến đây chính thức kết thúc!

Ngày 3/4, giải phóng hoàn toàn Khánh Hòa

Ngày 3/4, tại Khánh Hòa, sau thắng lợi giải phóng thành phố Nha Trang, Sư đoàn 10 và lực lượng vũ trang địa phương tiến về giải phóng Khu quân sự liên hiệp Cam Ranh - căn cứ hải quân quan trọng của địch. Cùng ngày, bộ đội chủ lực kết hợp quân và dân địa phương giải phóng hoàn toàn tỉnh Khánh Hòa.

Tại Ðà Lạt, 8h30 ngày 3/4, Trung đoàn 812 tiến vào phối hợp nhân dân làm chủ hoàn toàn thành phố Ðà Lạt. Trong khi đó, lực lượng địa phương và nhân dân các huyện Ðức Trọng, Lạc Dương, Ðơn Dương tiến hành truy quét tàn quân địch. Ðến ngày 3/4, thành phố Ðà Lạt và toàn tỉnh Tuyên Ðức được hoàn toàn giải phóng.

Giải phóng hoàn toàn Khánh Hòa. Ảnh Tư liệu.
Giải phóng hoàn toàn Khánh Hòa. Ảnh Tư liệu.

Ngày 3/4, Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc toàn thắng, vượt xa dự kiến ban đầu. Trong 30 ngày liên tục tiến công, ta diệt và làm tan rã Quân đoàn 2 ngụy, một bộ phận dự bị chiến lược của địch, cùng toàn bộ lực lượng địch ở Tây Nguyên và hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa.

Cùng ngày 3/4, đội hình thứ hai gồm 395 xe của Trung đoàn ô-tô 515, một bộ phận của Trung đoàn ô-tô 13 (Bộ Tư lệnh Trường Sơn), cơ động Sư đoàn 312 và cơ quan Quân đoàn 1, theo tuyến đông Trường Sơn vào Nam Bộ.

Cùng ngày, tiền phương Bộ đã hành quân tới vị trí của Bộ chỉ huy miền và Trung ương Cục miền Nam tại căn cứ Lộc Ninh.

Với hậu phương miền bắc, trong hai tháng đầu năm 1975, hậu phương lớn đã huy động 57.000 quân (trong tổng số 108.000 quân của kế hoạch động viên năm 1975); gấp rút huấn luyện, bổ sung cho chiến trường. Nhiều đoàn cán bộ của cơ quan Ðảng, của Bộ Quốc phòng: Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và các quân chủng, binh chủng... khẩn trương vào chiến trường để đôn đốc công tác chuẩn bị.

Theo nhandan.vn/sggp.org.vn.