Trong đó, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc – thị trường hàng đầu đạt trên 1,31 tỷ USD trong 8 tháng, giảm 26,3% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 58,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Thị trường Đông Nam Á đạt 188,93 triệu USD, chiếm 8,4%, tăng mạnh 99%. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 105,22 triệu USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ; thị trường Thái Lan tăng 229,5%, đạt 102,95 triệu USD, chiếm 4,6%; EU đạt 99,35 triệu USD, giảm 2,9%.
Các chủng loại quả chính xuất khẩu gồm: Thanh long, xoài, chuối, dừa, mít, sầu riêng, chanh leo, nhãn… Thanh long là chủng loại quả xuất khẩu trị giá chiếm 51,8% tổng xuất khẩu chủng loại quả.
Hoạt động thông quan thuận lợi và nhu cầu tăng tại Trung Quốc, song việc tiêu thụ thanh long ở thị trường Trung Quốc vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thương lái khiến không ổn định. Do vậy, cần đẩy mạnh xuất khẩu thanh long chính ngạch để giữ vững thị trường truyền thống là Trung Quốc, và mở rộng ra các thị trường mới như: Úc, New Zealand, EU…
Ảnh minh hoạ
EU là thị trường “khó tính”, có yêu cầu khắt khe với các quy định về hàng rào kỹ thuật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm... Do đó, việc sản xuất theo hướng an toàn là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp, bởi khi xuất khẩu sang EU, nếu bị vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hoá sẽ bị trả hàng, gây thiệt hại không chỉ riêng doanh nghiệp mà cả ngành rau quả, cho nên sản xuất an toàn là yêu cầu bắt buộc đối với ngành rau, quả Việt Nam.
Thị trường EU, lượng rau, quả nhập khẩu của từ Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng 0,08%/ tổng lượng nhập khẩu. Do đó, đây là thị trường tiềm năng cho hoa quả xuất khẩu của Việt Nam với điều kiện thuận lợi từ những hiệp định thương mại tự do.
Minh Đức