Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Acecook Việt Nam kinh doanh như thế nào những năm qua?

Thương hiệu mì Hảo Hảo, Lẩu Thái, Đệ Nhất, Số Đỏ, Miến Phú Hương, … đang mang về nguồn doanh thu khủng cho Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam. Trong suốt giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu của công ty này tăng trưởng đều đặn, đạt tới hơn 10.000 tỷ đồng vào năm 2019 với lãi ròng hơn 1.600 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam được thành lập từ năm 1993, tiền thân là Công ty liên doanh Vifon Acecook - kết quả hợp tác theo tỷ lệ góp vốn 60:40 giữa nhà đầu tư Nhật Bản Acecook Co., Ltd và đối tác Việt Nam là Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon) – doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, khi ấy trực thuộc Bộ Công nghiệp.

Tuy nhiên, sau gần 10 năm hợp tác, Vifon tiến hành thoái vốn, dù khi này sản phẩm mì tôm Hảo Hảo – “thương hiệu huyền thoại” của thị trường mì ăn liền Việt Nam, đã ra đời được 2 năm.

Năm 2004, Vifon Acecook dời nhà máy về khu công nghiệp Tân Bình và chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Acecook Việt Nam rồi sau đó là Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam (2008).

Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam được thành lập từ năm 1993, tiền thân là Công ty liên doanh Vifon Acecook
Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam được thành lập từ năm 1993, tiền thân là Công ty liên doanh Vifon Acecook. (Ảnh: KT)

Với sự thành công của thương hiệu mì Hảo Hảo, thường được gọi là gói mì quốc dân bởi giá thành rẻ, hợp khẩu vị người Việt, đã giúp Acecook Việt Nam dễ dàng soán ngôi các ông hoàng như Vifon hay Miliket.

Vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, sau gần 30 năm hình thành và phát triển, Acecook đã thành công đưa gói mì Hảo Hảo đến hơn 47 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Những năm gần đây, Acecook Việt Nam đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình ngoài Hảo Hảo, có thể kể đến như mì Lẩu Thái, Đệ Nhất, Số Đỏ, Mikochi hay miến Phú Hương, ... phủ sóng các phân khúc từ mì gói, phở, hủ tiếu, bún tới miến, muối chấm, snack, … Những danh mục sản phẩm này đã mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ hàng năm cho doanh nghiệp.

Theo số liệu chúng tôi có được, giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu thuần của Acecook Việt Nam tăng trưởng liên tục, từ  8.413 tỷ đồng (2016) lên 8.878 tỷ đồng (2017) rồi 9.828 tỷ đồng (2018) và cán mốc 10.647 tỷ đồng (2019). Doanh thu này đều cao gấp nhiều lần các thương hiệu có danh khác như: Thực phẩm Á Châu (mì Gấu đỏ), Uniben (mì Ba miền), Colusa-Miliket (mì Miliket) hay Vifon (đối tác cũ)…

Hảo Hảo là sản phẩm được ưa chuộng tại Việt Nam bởi đặc tính tiện lợi, thơm ngon và dễ chế biến
Nhiều sản phẩm của Acecook Việt Nam được ưa chuộng tại Việt Nam bởi đặc tính tiện lợi, thơm ngon và dễ chế biến. (Ảnh: KT)

Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Acecook Việt Nam cũng không ngừng gia tăng với tốc độ rất nhanh, từ 920 tỷ đồng (2016) lên 1.115 tỷ đồng (2017), lên tiếp 1.382 tỷ đồng (2018) rồi đạt 1.660 tỷ đồng (2019), tính chung 4 năm, lợi nhuận sau thuế đã tăng tới 80%.

Với lợi nhuận khổng lồ đó, quy mô vốn chủ sở hữu của Acecook “nở” ra vô cùng nhanh chóng, từ 4.141 tỷ đồng (2016) lên 5.156 tỷ đồng (2017) rồi 6.032 tỷ đồng (2018) trước khi đạt tới 7.096 tỷ đồng (2019). Với vốn chủ sở hữu lớn như vậy, không ngạc nhiên khi quy mô tài sản của Acecook được bồi đắp liên tục và phình ra theo thời gian: năm 2016, tổng tài sản mới là 5.366 tỷ đồng thì tới năm 2019 đã đạt tới 8.402 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 47%.

Tuy nhiên, tính tới năm 2020, thì Acecook Việt Nam chỉ có vốn điều lệ 298 tỷ đồng, trong đó, cổ đông Nhật Bản là Acecook Co., LTD nắm giữ 16,9 triệu cổ phần, bằng 169 tỷ đồng, tương đương 56,64%. Cổ đông Hà Lan là Marubeni Foods Investment Asia Cooperatie FU.A nắm 5,459 triệu cổ phần, bằng 54,59 tỷ đồng, tương đương 18,296%.

Cổ đông Việt Nam duy nhất là ông Hoàng Cao Trí (sinh năm 1962), là cựu sinh viên khoa CK82 Đại học Bách khoa, nhà điều hành có thâm niên hàng chục năm tại Acecook nắm khoảng 25% cổ phần còn lại.

Đang trên đà phát triển, thì mới đây, như Thương hiệu và Công luận đã thông tin, do nghi chứa thành phần cấm (chất Ethylene Oxide) nên 2 sản phẩm của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam sản xuất là 77g, hạn sử dụng 24/9/2022) và miến Good (56g, hạn sử dụng 10/11/2022) vừa bị cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) thu hồi vào ngày 20/8/2021. Ngoài ra, trước đó (ngày 19/8), Ban Giám sát Sức khoẻ Cộng đồng - Bộ Y tế Malta cũng ra thông báo sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo hương vị tôm chua cay (trọng lượng: 77g và hạn sử dụng là ngày 24/9/2022) không được tiêu thụ tại quốc gia này vì có khả năng chứa Ethylene oxide.

do chứa thành phần thuốc trừ sâu (chất Ethylene Oxide) nên 2 sản phẩm của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam sản xuất là 77g, hạn sử dụng 24/9/2022) và miến Good (56g, hạn sử dụng 10/11/2022) vừa bị cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland
Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland đã thu hồi 2 sản phẩm của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam do nghi chứa chất Ethylene Oxide. (Ảnh: KT)

Hiện tại, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và văn bản báo cáo Thủ tướng về việc này trước ngày 7/9/2021.

Trước đó, Bộ Công Thương đã đề nghị Công ty cổ phần Acecook Việt Nam báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với 02 sản phẩm mì Hảo Hảo và miến Good. Đồng thời, Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp rà soát toàn bộ danh mục sản phẩm do Công ty cổ phần Acecook Việt Nam hiện đang phân phối trong nước, kiểm tra xác minh làm rõ quy trình sản xuất và xác định các vi phạm nếu có để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm Việt Nam.

Thông tin này đang rất được người tiêu dùng trong nước quan tâm, bởi theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam đang xếp thứ ba thế giới về mức độ tiêu thụ mì gói. Hơn 7 tỷ gói mì ăn liền đã được người Việt tiêu thụ trong năm 2020, con số này tăng đáng kể so với 5,4 tỷ gói mì năm 2019.

Hiện có 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam, trong đó bao gồm cả các thương hiệu ngoại, nhóm 4 doanh nghiệp đứng đầu thị trường có tên Acecook Việt Nam. Nhóm "4 ông lớn" này chiếm gần 88% về sản lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020.

Sau hàng nhiều bài viết của Thương hiệu và Công luận phản ánh về 2 sản phẩm của Acecook nghi nhiễm chất cấm trong mì Hảo Hảo và miến Good vừa bị cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland thu hồi. Tối ngày 28/8, phóng viên Thương hiệu và Công luận đã nhận được thông cáo báo chí từ Bộ Phận truyền thông – Văn Phòng Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam.

Theo Acecook Việt Nam, hai sản phẩm nói trên là sản phẩm xuất khẩu, dành riêng cho thị trường Châu Âu, không phải sản phẩm nội địa.

Ngoài ra, Acecook Việt Nam cũng cho biết, hiện Acecook đang tiến hành phân tích, kiểm tra và điều tra trên diện rộng ở các nguyên liệu, thiết bị, quy trình liên quan để nhận định nguyên nhân và sẽ có biện pháp đối ứng kịp thời, hữu hiệu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Vũ Lê - Hoàng Dương

Bài liên quan

Tin mới

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam
Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, công tác đối ngoại đã góp phần tạo dựng cục diện đối ngoại thành công ấn tượng, góp phần quan trọng vào việc đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân”
Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân”

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Nhân dân đối với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và tăng cường các hoạt động đoàn kết, gắn bó quân dân, từ ngày 26 - 27/4, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

Khó có thể xác định và xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư
Khó có thể xác định và xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư

Theo đại diện Bộ Xây dựng, gần đây có những dự án chung cư đã đi vào sử dụng từ 5-10 năm, thậm chí nhà tập thể cao tầng cũ cũng được đẩy giá khá cao. Chính vì vậy, xử lý các hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, khó xác định hành vi thổi giá nên thay vì cố làm điều bất khả thi này, nên tăng nguồn cung và dùng thuế để chặn đầu cơ nhà ở.

Hải Phòng tạm giữ 6 container hàng hóa kim loại nhập lậu, trị giá hơn 30 tỷ đồng
Hải Phòng tạm giữ 6 container hàng hóa kim loại nhập lậu, trị giá hơn 30 tỷ đồng

Lực lượng chức năng TP. Hải Phòng vừa kiểm tra, tạm giữ 6 container hàng hóa kim loại nhập lậu, trị giá hơn 30 tỷ đồng.

Tám "vấn đề" pháp lý và dịch vụ công đã chi phối hoạt động khám chữa bệnh như thế nào?
Tám "vấn đề" pháp lý và dịch vụ công đã chi phối hoạt động khám chữa bệnh như thế nào?

Đại diện Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục C06, Bộ Công an đánh giá về việc thực hiện Đề án 06 của Bộ Y tế là còn tồn tại 2 vấn đề pháp lý và 6 vấn đề dịch vụ công.

Chủ tịch Tập đoàn Hà Đô muốn nghỉ việc càng sớm càng tốt
Chủ tịch Tập đoàn Hà Đô muốn nghỉ việc càng sớm càng tốt

Tại Đại hội cổ đông sáng 27/4, ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hà Đô đề cập đến vấn đề chuyển giao bền vững doanh nghiệp, bởi hiện nay, ông Thông cũng đã hơn 70 tuổi. Ông cũng mong muốn các cổ đông ủng hộ vì có như vậy sẽ tốt cho các cổ đông hơn.