Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bắc Giang: Tập trung giải phóng mặt bằng cho các khu công nghiệp

Theo Tổ công tác triển khai thực hiện các khu công nghiệp (KCN) thành lập giai đoạn 2022-2025 tỉnh Bắc Giang (Tổ công tác), tính đến thời điểm này, việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) nhiều KCN trên địa bàn tỉnh vẫn đạt tỷ lệ thấp. Một số KCN đi vào hoạt động đã lâu nhưng vẫn chưa GPMB xong dứt điểm.

Một góc khu công nghiệp Quang Châu (thị xã Việt Yên).
Một góc khu công nghiệp Quang Châu (thị xã Việt Yên).

Tỉnh Bắc Giang hiện có 9 KCN được thành lập, bao gồm: Đình Trám, Quang Châu, Vân Trung, Việt Hàn; Song Khê - Nội Hoàng; Yên Lư; Tân Hưng; Hòa Phú; Phúc Sơn.

Đến thời điểm này mới có KCN Đình Trám (vận hành từ năm 2003) và Tân Hưng (vận hành từ năm 2021) GPMB xong. KCN Đình Trám đã đi vào hoạt động ổn định; KCN Tân Hưng đang xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật.

Dù được thành lập khá lâu nhưng nhiều KCN của tỉnh vẫn chưa GPMB xong 100% diện tích đất được giao. Cụ thể, KCN Quang Châu (vận hành năm 2006), đối với phần diện tích 426 ha, hiện mới chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ) đạt 97%; còn lại 12 ha chưa GPMB. Đối với phần mở rộng 90 ha, diện tích đã chuyển mục đích SDĐ đạt hơn 97%, còn 2,3 ha chưa GPMB xong.

KCN Song Khê - Nội Hoàng (phần phía Nam; vận hành năm 2006), đến nay vẫn còn 2,19 ha trên tổng số 42,7 ha chưa thực hiện xong GPMB.

KCN Vân Trung (diện tích 237,01 ha; vận hành năm 2007) GPMB đạt 99,86%, còn 0,33 ha chưa xong.

KCN Hòa Phú (giai đoạn hiện hữu 207,45 ha; vận hành năm 2015), đến nay còn hơn 5,1 ha chưa GPMB. Đối với phần diện tích mở rộng (85 ha) mới chi trả bồi thường GPMB 77,6 ha, diện tích được chuyển mục đích SDĐ là 56,24 ha.

KCN Yên Lư (diện tích 377 ha; vận hành năm 2021), GPMB đạt 95%. Hiện chủ đầu tư đang thực hiện các hạng mục hạ tầng: Trạm xử lý nước thải giai đoạn 1; san nền công nghiệp; đường giao thông nội bộ; đã thi công xong hạng mục dựng cột và lắp đặt xà sứ đường dây trung thế phần diện tích đất giai đoạn 1 dự án.

KCN Phúc Sơn (diện tích 123,93 ha; vận hành năm 2024) thực hiện chi trả đối với tổng diện tích trên 30 ha, chậm tiến độ so kế hoạch đề ra hơn 3 tháng...

Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là do một số diện tích đất thùng vũng khó quy chủ (như tại KCN Hòa Phú giai đoạn mở rộng); nhiều hộ dân không đồng thuận nhận tiền bồi thường GPMB (tại KCN Vân Trung chỉ còn 0,33 ha nhưng suốt nhiều năm qua, 16 hộ dân liên quan vẫn chưa nhận tiền); từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai có hiệu lực (sớm hơn 5 tháng so với dự kiến) nên nhiều địa phương phải chờ tỉnh ban hành quyết định mức chi phí hỗ trợ bồi thường tái định cư thì mới phê duyệt phương án bồi thường…

Để đẩy nhanh tiến độ GPMB các KCN, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào hoạt động, Tổ công tác đề nghị các địa phương, đơn vị đẩy nhanh thực hiện các công việc liên quan GPMB, đầu tư hạ tầng, bảo đảm hoàn thành đúng các mốc thời gian quy định tại các kế hoạch của Chủ tịch UBND tỉnh và Thông báo số 165/TB-UBND ngày 26/4/2024, thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn tại buổi làm việc về tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh, quý I/2024.

Cụ thể, Tổ công tác đề nghị chủ đầu tư dự án KCN Quang Châu, KCN Quang Châu mở rộng và thị xã Việt Yên hoàn thiện trình tự thủ tục GPMB trong quý III/2024; đề nghị UBND huyện Yên Dũng hoàn thành GPMB, cho chủ đầu tư thuê đất đối với phần diện tích còn lại khoảng 2,19 ha của KCN Song Khê - Nội Hoàng xong trong quý III/2024; UBND huyện Hiệp Hòa hoàn thành GPMB diện tích còn lại (KCN Hòa Phú hiện hữu khoảng 1,7 ha; KCN Hòa Phú mở rộng khoảng 8,05 ha) xong trong tháng 8/2024…

Đối với các KCN còn lại, UBND tỉnh và Tổ công tác yêu cầu UBND các địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung hỗ trợ chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục chuyển đổi mục đích SDĐ, chi trả tiền bồi thường cho người dân theo đúng các quyết định, kế hoạch đã đề ra. Qua đó, bảo đảm tiến độ thực hiện các dự án, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư và đất đai.

Bá Đoàn

Bài liên quan

Tin mới

Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Theo thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, vào hồi, 15h30, ngày 08/9/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Phiên họp Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO đã tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Hải Phòng có 2 người tử vong và 18 người bị thương do bão số 3
Hải Phòng có 2 người tử vong và 18 người bị thương do bão số 3

Bão số 3 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng trên địa bàn TP. Hải Phòng.

Phú Thọ: Thông báo kế hoạch xả lũ hồ chứa nước Ngòi Giành
Phú Thọ: Thông báo kế hoạch xả lũ hồ chứa nước Ngòi Giành

Ngày 8/9, Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ có thông báo kế hoạch vận hành xả lũ hồ chứa nước Ngòi Giành (xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ), thời gian dự kiến xả lũ từ 19 giờ 00 phút, ngày 8/9/2024.

Thanh Hoá phát lệnh báo động I trên sông Mã
Thanh Hoá phát lệnh báo động I trên sông Mã

Chiều 8/9, mực nước sông Mã đang lên nhanh, cảnh báo mực nước sông Mã tại Trạm Thuỷ văn Lý Nhân có khả năng đạt mức báo động I (+9.50m) vào khoảng 18 - 20h ngày 8/9/2024.

Công bố quyết định về công tác cán bộ Trường Đại học Hồng Đức
Công bố quyết định về công tác cán bộ Trường Đại học Hồng Đức

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức; Hội đồng trường công bố Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2024-2029.

Xuất sang Trung Quốc, dừa Việt sẽ đem về gần 400 triệu USD mỗi năm
Xuất sang Trung Quốc, dừa Việt sẽ đem về gần 400 triệu USD mỗi năm

Tính đến nay đã có trên 10 loại trái cây, nông sản Việt Nam đã được nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc - một thị trường đầy tiềm năng với quy mô dân số lớn nhất toàn cầu. Trong đó, tính riêng trong năm 2023, dừa tươi của Việt Nam xuất khẩu sang 15 nước trên thế giới với sản lượng 30.000 tấn, dừa khô và các sản phẩm dừa khô cũng xuất khẩu được hơn 300.000 tấn.