Nhiệm vụ của kế hoạch là xây dựng chương trình tiếng Anh 10 năm ở các cấp học năm học 2019 - 2020; bồi dưỡng giáo viên; tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ; đẩy mạnh công tác truyền thông trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của Đề án ngoại ngữ quốc gia; xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ.

Bắc Giang: Triển khai Đề án ngoại ngữ quốc gia năm 2019 - Hình 1

 (Ảnh minh họa)

Cụ thể, cấp tiểu học triển khai chương trình dạy tiếng Anh cho 100% học sinh lớp 3, 4 5. Cấp THCS triển khai chương trình tiếng Anh cho 89,3% học sinh lớp 6, 53,6% học sinh lớp 7, 44,7% học sinh lớp 8 và 35,7% học sinh lớp 9. Cấp THPT triển khai chương trình tiếng Anh cho 25,3% học sinh lớp 10, 16,7% học sinh lớp 11, 9% học sinh lớp 12.

Tiếp tục triển khai chương trình tiếng Anh làm quen cho học sinh lớp 1 và lớp 2 tại các trường tiểu học có đủ điều kiện; triển khai chương trình tiếng Anh làm quen cho học sinh mầm non theo hình thức xã hội hóa tại các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.

Tiếp tục phối hợp cùng với Hội đồng Anh Việt Nam tổ chức bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiếng Anh các cấp (mỗi cấp học 50 giáo viên cốt cán); tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiếng Anh tại chỗ thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cụm trường, huyện/thành phố; quan tâm bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên tại các vùng khó khăn nhằm giảm chênh lệch về trình độ và chất lượng dạy học tiếng Anh.

Tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ như chủ động tham mưu để bố trí kinh phí; huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học và mua sắm thiết bị dạy và học tiếng Anh trong các THPT theo hướng chuẩn hóa, hiện đại phục vụ cho việc dạy học tiếng Anh và các môn học khác; khuyến khích giáo viên mua sắm máy tính xách tay cá nhân phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức xã hội, nhất là đối với học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức về lợi ích dạy và học ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu hội nhập; thu hút sự quan tâm, đóng góp của cộng đồng cho công tác dạy và học ngoại ngữ.

Khuyến khích các cơ sở giáo dục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác với cá nhân, tổ chức quốc tế phù hợp với điều kiện dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam. Tăng cường mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức giáo dục quốc tế, các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ nhà giáo.

Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt việc xây dựng môi trường dạy học ngoại ngữ trong các nhà trường như tổ chức các hoạt động ngoại khóa tiếng Anh, các mô hình cộng đồng học tập ngoại ngữ; phát động phong trào giáo viên và học sinh cùng học ngoại ngữ/tiếng Anh,...

Nhân rộng đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ, tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ để các đơn vị khác học tập kinh nghiệm; các nhà trường còn lại tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên bộ môn đến tham quan học tập kinh nghiệm tại các trường điển hình.

Khuyến khích các nhà trường tiếp tục triển khai dạy học tiếng Anh có giáo viên người nước ngoài theo đúng quy định hướng...

Như Lan