Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bạc Liêu: Doanh nghiệp ôm 'đất vàng' để hoang - Chính quyền lúng túng

Bài 1: Điểm mặt những dự án 'trùm mền' Nhiều năm qua, một số doanh nghiệp đã được UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất cho thuê đất thu tiền hàng năm và giao đất không thu tiền nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Nhưng do năng lực tài chính yếu kém, chủ đầu tư đã bỏ hoang hàng trăm nghìn mét vuông đất dự án gây bức xúc trong nhân dân.

 

Hiện tại, trên địa bàn TP. Bạc Liêu có 5 dự án đã được UBND tỉnh đã phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất cho thuê đất thu tiền hàng năm. Đồng thời, giao đất không thu tiền để lập dự án đầu tư xây dựng các công trình thì hầu hết các nhà đầu tư không tiến hành xây dựng theo mốc thời gian cam kết ban đầu.

Nguyễn Kim với gần 16.000m2 đất

Cụ thể, năm 2014, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ra quyết định số 2202/QĐ-UBND phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất cho thuê đất thu tiền thuê hàng năm để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Giải trí (giai đoạn 1). Đơn vị trúng đấu giá là Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển Nguyễn Kim, do ông Nguyễn Thanh Sử, Chủ tịch Công ty đại diện.

Bạc Liêu: Doanh nghiệp ôm 'đất vàng' để hoang - Chính quyền lúng túng - Hình 1

Khu đất vàng do Nguyễn Kim thuê nay bỗng “án binh bất động”

Dự án có tổng diện tích hơn 4.000 m2, mục đích sử dụng đất “đất thương mại, dịch vụ”, thời hạn sử dụng đất 50 năm và giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm 504.050 đồng/m2. Sau khi có quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, công ty này đã nộp tiền hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng và tiền thuê đất hàng năm 12 tỷ đồng cho tỉnh. Sau đó, công ty tiến hành thăm dò địa chất và khởi công dự án.

Thời điểm đó, người dân Bạc Liêu ai thấy cũng mừng vì khu “đất vàng” nằm ngay trung tâm tỉnh lỵ đã chọn đúng nhà đầu tư, có đủ năng lực về tài chính. Điều này, sẽ đảm bảo tiến độ xây dựng công trình để sớm đưa vào sử dụng, góp phần cho bộ mặt đô thị của thành phố Bạc Liêu ngày một khang trang. Thế nhưng, sau  lễ khởi công long trọng, không hiểu nguyên nhân vì sao dự án trên “trùm mền” đến nay.

Tiếp đó, ngày 17/5/2016, UBND tỉnh tiếp tục ra quyết định số 710/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả trúng thầu đấu giá quyền sử dụng đất hàng năm để tiếp tục thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Giải trí (giai đoạn 2), tại phường 3 với diện tích khu đất gần 11.900 m2 (vị trí đất nằm liền kề với khu đất trúng thầu giai đoạn 1), do ông Nguyễn Văn Kim, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim, tại TP. Hồ Chí Minh đại diện trúng thầu. 

Những tưởng, giai đoạn 2, chủ đầu tư sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng thực hiện dự án sau 5 lần cam kết với UBND tỉnh. Nhưng hết năm này sang năm khác, cả hai giai đoạn trúng thầu hơn 16.000 m2 đất từ năm 2014 đến nay chủ đầu tư Nguyễn Văn Kim chỉ đầu tư được hàng rào bao quanh khu đất dự án.

 Bệnh viện 'bỏ hoang'

Cùng “điệp khúc” trên,  dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Bệnh viện Quốc tế Phương Đông được UBND tỉnh ra quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 4/4/2012 giao đất cho Công ty với diện tích gần 95.000 m2, tọa lạc tại phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu. Ngay khi giao đất tỉnh Bạc Liêu đã có chính sách ưu ái cho công ty gần 53.000 m2 đất xây dựng bệnh viện là không thu tiền, phần diện tích còn lại dành cho khu du lịch nghỉ dưỡng thì cho thuê dài hạn.

Dự án có tổng vốn đăng ký đầu tư 4.500 tỷ đồng là con số quá lý tưởng cho một dự án đối với tỉnh nghèo như Bạc Liêu. Nhưng đến nay đã 6 năm trôi qua, dự án chỉ thực hiện được đắp bờ bao xung quanh, san lắp được một phần mặt bằng, nhà đầu tư thì “biến mất”, ngành chức năng thì loay hoay đề xuất thu hồi.

Bạc Liêu: Doanh nghiệp ôm 'đất vàng' để hoang - Chính quyền lúng túng - Hình 2

Khu đất gần 95.000 m2 của Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Bệnh viện Quốc tế Phương Đông bỏ hoang 6 năm qua.

Tương tự, vào năm 2010, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành quyết định số 225/QĐ-UBND thu hồi gần 38.000 m2 đất của Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý và giao cho Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu- Sài Gòn, để xây dựng Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu - Sài Gòn (tại phường 1, thành phố Bạc Liêu).

Sau khi “xí phần” được dự án, chủ đầu tư giao dịch với các ngân hàng để vay vốn đầu tư dự án nhưng không ngân hàng nào nhận cho vay vì không hội đủ các điều kiện để thế chấp. Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu- Sài Gòn chuyển nhượng dự án cho Công ty Cổ phần Golden Dragon Corporate -Tp.Hồ Chí Minh, với quy mô dự án 400 giường bệnh, vốn đăng ký đầu tư 1.369 tỷ đồng.

Đây là một trong những dự án hiện đại nhất nhì tại Bạc Liêu được công ty này quảng cáo “hoành tráng” trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng rồi, dự án chỉ nằm trên giấy với một khu đất trống bỏ hoang qua nhiều năm, chủ đầu tư thì “biệt tăm”.

Điều đáng nói hơn, trong khi dự án chưa có một tín hiệu lạc quan nào về năng lực tài chính, về việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thì vào ngày 6/8/2012, UBND tỉnh Bạc Liêu tiếp tục ra quyết định số 1886/QĐ-UBND thu hồi gần 25.000m2 đất do Trung tâm Phát triển Quỹ đất quản lý để giao cho Công ty Cổ phần Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu - Sài Gòn đầu tư xây dựng nhà ở cho cán bộ, nhân viên và chuyên gia Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu- Sài Gòn.

Bạc Liêu: Doanh nghiệp ôm 'đất vàng' để hoang - Chính quyền lúng túng - Hình 3

Tỉnh Bạc Liêu đang tốn hàng chục ha đất cho các dự án "trùm mên"

Cả hai giai đoạn nhà đầu tư này được tỉnh cấp đất không thu tiền với diện tích lên đến hơn 60.000 m2 để sử dụng, nhưng dự án lại tiếp tục rơi vào cảnh “án binh bất động”. Tính đến thời điểm này, dự án đã kéo dài 8 năm, toàn khu đất của dự án “biến” thành cây cỏ mọc um tùm, gây bức xức dư luận trong cán bộ, nhân dân.

Tính chung cả năm dự án trên đã tốn kém quỹ đất của Bạc Liêu lên đến gần 17,2ha. Việc chậm trễ chây lỳ không thực hiện đúng tiến độ gây cản trở không ít cho việc phát triển kinh tế của địa phương. Chính quyền đang cho thấy dấu hiệu lúng túng trong xử lí hay còn những khuất tất nào đó.

Báo Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong bài 2: Vì sao chính quyền tỉnh Bạc Liêu lúng túng trong xử lí?.

Huy Sử

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu 'cứu' cây đổ do bão Yagi
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu 'cứu' cây đổ do bão Yagi

Đối với các cây xanh cần bảo tồn, các cây quý hiếm có giá trị bị nghiêng, đổ, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cần kiểm tra, đánh giá để chống dựng, trồng lại ngay nhằm đảm bảo cây tiếp tục sinh trưởng.

30 trường học ở Hà Nội chưa đảm bảo an toàn để dạy học trở lại
30 trường học ở Hà Nội chưa đảm bảo an toàn để dạy học trở lại

Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết toàn thành phố có 30 trường học chưa bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học vào ngày 9/9 do chưa khắc phục xong sự cố bão số 3 gây ra.

Phó Thủ tướng thăm hỏi, chia buồn với gia đình nạn nhân vụ sạt lở làm 4 người tử vong
Phó Thủ tướng thăm hỏi, chia buồn với gia đình nạn nhân vụ sạt lở làm 4 người tử vong

Chiều 8/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã tới chia buồn cùng gia đình nạn nhân bị sạt lở vùi lấp ngôi nhà làm 4 người tử vong; thị sát, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại tỉnh Hòa Bình.

Nghệ An cho phép ngư dân tiếp tục ra khơi
Nghệ An cho phép ngư dân tiếp tục ra khơi

Chiều ngày 8/9, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn hỏa tốc số 7642/UBND-NN về việc cho phép tàu thuyền ra khơi.

Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

Chiều 8/9, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Tiền Giang, Huyện ủy, UBND huyện Gò Công Đông tổ chức chương trình công tác Dân vận “Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân”.

Hải Phòng: Học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 9/9 để khắc phục hậu quả sau bão
Hải Phòng: Học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 9/9 để khắc phục hậu quả sau bão

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng (GD&ĐT), học sinh toàn thành phố sẽ tiếp tục nghỉ học ngày 9/9/2024 cho đến khi có thông báo mới để các nhà trường tập trung khắc phục hậu quả sau bão; điều kiện an toàn giao thông, điện, nước, vệ sinh môi trường... chưa đảm bảo.