Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ban Chỉ đạo 389: Buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp

THCL Tình trạng buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp trên cả đường biển, đường bộ và hàng không. Chỉ tính trong tháng 10/2015, các lực lượng chức năng thuộc BCĐ 389/QG đã xử lý 168.939 vụ buôn lậu, thu hồi, nộp NSNN 10.120,6 tỷ đồng, khởi tố 1.066 vụ án hình sự.

Bắt giữ nhiều hàng hóa thuộc diện cấm

Chỉ tính riêng kết quả hoạt động chống buôn lậu của lực lượng hải quan, qua thanh tra, kiểm tra sau thông quan đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 17.853 vụ việc vi phạm, thu nộp NSNN ước 1.529,11 tỷ đồng, khởi tố 17 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác đề nghị khởi tố 45 vụ vi phạm.

Một trong những vụ buôn lậu quy mô lớn đó là vụ bắt giữ 204 container chứa hàng hóa thuộc diện cấm NK, NK có điều kiện tại TP. HCM (đầu tháng 11/2015). Theo đó, lực lượng chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan (TCHQ) đã rà soát, khoanh vùng hơn 2.000 container hàng hóa NK tại khu vực cảng TP. HCM. Qua kiểm tra, cơ quan này đã phát hiện 204 container chứa hàng hóa thuộc diện cấm NK, NK có điều kiện. Hàng hóa vi phạm, tổng khối lượng ước tính khoảng 5.000 - 6.000 tấn, trị giá khoảng 100 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó tổng cục trưởng TCHQ, Chánh văn phòng BCĐ 389/QG cho biết, sau khi nắm được thông tin về vụ việc nêu trên, TCHQ đã kịp thời báo cáo và nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó trưởng ban thường trực BCĐ 389/QG với quan điểm xử lý kiên quyết số hàng hóa vi phạm. Số container chứa hàng vi phạm là của 25 DN, trên vận đơn khai báo là máy móc đã qua sử dụng. Nhưng thực tế, hàng điện lạnh đã qua sử dụng (máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện…) thuộc diện cấm NK.

Mặc dù nhiều DN đứng tên nhận số hàng trên vận đơn đã từ chối nhận hàng, nhưng quan điểm của lãnh đạo TCHQ là tiếp tục mở rộng điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, trường hợp đến mức phải xử lý hình sự, cơ quan hải quan sẽ xem xét đề nghị khởi tố vụ án.

Thủ đoạn ngày càng tinh vi

Theo nhận định của BCĐ 389/QG, tại biên giới, cửa khẩu đường bộ khu vực phía Bắc và bắc miền Trung, nổi lên hoạt động buôn lậu ma túy, thuốc nổ, pháo, công cụ hỗ trợ, đồ chơi bạo lực, buôn lậu gỗ, động vật, thực vật hoang dã.

Trên các vùng biển Đông Bắc, miền Trung và vùng biển Tây Nam, nổi lên tình trạng buôn lậu xăng, dầu, than, quặng, gỗ, thuốc lá điếu. Các cửa khẩu cảng hàng không quốc tế, bưu điện quốc tế, các đối tượng vi phạm thường lợi dụng vận chuyển trái phép ma túy, các loại hàng hóa có giá trị cao, có thuế xuất thuế tiêu thụ đặc biệt cao...

Gần đây, còn xuất hiện các đối tượng lợi dụng những hiệp định thương mại song phương, đa phương để cấu kết với một số người nước ngoài đưa hàng hóa thành phẩm vào Việt Nam, nhưng khai báo là nguyên liệu để được cấp chứng nhận xuất xứ (C/O) Việt Nam rồi xuất sang nước khác để hưởng ưu đãi thuế quan.

Điển hình như, qua kiểm tra hàng hóa của một DN Nga, lực lượng hải quan đã phát hiện 22 container NK, khai báo là đá khối NK. Tuy nhiên, qua kiểm tra, phát hiện toàn bộ lô hàng là đá đã xẻ, đã đánh bóng thành phẩm. Được biết, thuế NK với đá khối là 5%, còn đá xẻ là 20%. Như vậy, DN này đã trốn 15% thuế NK, đồng thời gian lận được số tiền hoàn thuế của lô hàng theo quy định hiện hành.

Theo thông tin từ lực lượng hải quan, DN này không sản xuất, mà mỗi năm NK và được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện khu vực phía Nam cấp C/O cho hàng nghìn container. Chỉ tính sơ bộ cũng có thể thấy, số thuế mà DN này gian lận là rất lớn. Nếu không xử lý nghiêm và có biện pháp trừng phạt thích đáng, những đối tượng này sẽ làm tổn hại trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa của các DN Việt Nam.

Tại khu vực biên giới phía Bắc, đặc biệt là những "điểm nóng", trong những tháng cuối năm, đại điện BCĐ 389/QG cho biết, sẽ tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, có dấu hiệu, hành vi tiếp tay cho buôn lậu.

Thiên Đức (Thương hiệu & Công luận)

Tin mới

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.

Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh
Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh

Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi 'sản xuất, buôn bán hàng giả' là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, SN 1995 ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, SN 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và Nguyễn Thị Phượng, SN 1987 ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm
Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm

Tại Phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Thủ tướng đề nghị, các tỉnh, thành phố đôn đốc các nhà thầu huy động đầy đủ nhân, vật lực để thi công đồng thời kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đáp ứng kế hoạch đề ra.