Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bất chấp người dân phản đối, KBS vẫn nổ mìn khai thác ở mỏ đá Tân ĐÔng Hiệp?

Với lý do, mong muốn đóng góp cho ngân sách của tỉnh Bình Dương nên Công ty Khoáng sản Bình Dương (KSB) vẫn tiếp tục nổ mìn khai thác đá tại mỏ đá Tân Đông Hiệp, bất chấp việc người dân phản ứng gay gắt. Tuy nhiên, việc xin gia hạn khai thác là để đóng góp cho ngân sách tỉnh hay còn vì lý do nào khác?

Mỏ đá Tân Đông Hiệp (thuộc phường Tân Đông Hiệp, TX Dĩ An, Bình Dương) tiếp giáp với xã Hóa An, TP Biên Hòa, Đồng Nai có tổng diện tích được cấp phép khai thác gần 45.000m2.

Hiện có 4 đơn vị đang hoạt động khai thác và chế biến đá, gồm: Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB), Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Dương, Công ty Cổ phần Trung Thành và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng 3/2.

Bất chấp người dân phản đối, KBS vẫn nổ mìn khai thác ở mỏ đá Tân ĐÔng Hiệp? - Hình 1

Mỏ đá Tân Đông Hiệp hết hạn nhưng công nhân, máy móc vẫn khai thác ầm ầm

Theo giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh Bình Dương cấp, ngày 31/12/2017, mỏ đá Tân Đông Hiệp hết hạn và sẽ được cải tạo, đóng cửa.

Tuy nhiên đến nay, mỏ đá này vẫn đang được các doanh nghiệp khai thác triệt để, tận thu hết mức dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và môi trường xung quanh. Thậm chí, các doanh nghiệp này chuẩn bị kế hoạch tiếp tục xin phép gia hạn khai thác mỏ đá vì cho rằng trữ lượng đá còn nhiều.

Để lấy lòng dân và được sự chấp thuận của chính quyền, Ban quản lý mỏ đá Tân Đông Hiệp tiếp tục đề nghị nâng mức hỗ trợ cho người dân để xin phép gia hạn khai thác đến hết năm 2019.

Bất chấp người dân phản đối, KBS vẫn nổ mìn khai thác ở mỏ đá Tân ĐÔng Hiệp? - Hình 2

 Bãi đá khủng cao hơn nhà dân

Theo quy hoạch khoáng sản tỉnh Bình Dương trước đây, các mỏ đá khu vực thị xã Dĩ An được khai thác đến cos-100m và đến hết năm 2015. Sau đó, các mỏ phải thực hiện việc cải tạo và đóng cửa mỏ. Tuy nhiên, từ đó đến nay việc khai thác đá ở mỏ Tân Đông Hiệp vẫn nhiều lần được gia hạn.

Cụ thể, năm 2015, Tân Đông Hiệp được tiếp tục gia hạn khai thác đến hết ngày 31/12/2017 và xuống đến cos -120m. Sau đó, các doanh nghiệp tại mỏ Tân Đông Hiệp tiếp tục xin phép gia hạn vì “trữ lượng đá còn nhiều”. Vừa qua, tỉnh Bình Dương tiếp tục gia hạn cho KSB khai thác đến hết năm 2019 và từ cos -120m xuống đến cos -150m.

Công ty Cổ phần khoáng sản và xây dựng Bình Dương đứng ra thương lượng chấp nhận hỗ trợ tiền ô nhiễm môi trường hàng tháng cho người dân, tùy theo mức độ ảnh hưởng. Tuy nhiên, đa số người dân sống xung quanh đều không đồng ý với lời đề nghị từ công ty bằng mọi giá.

Như vậy, rõ ràng KSB đã đặt tham vọng khai thác triệt để, tận thu mỏ đá Tân Đông Hiệp với trữ lượng cực kỳ lớn.

Điều đáng nói là từ nhiều năm nay, hoạt động khai thác đá tại đây đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân và để lại hậu quả về môi trường vô cùng nặng nề.

Thông tin từ Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Bình Dương, sau khi kết quả lấy ý kiến người dân trong vùng chịu ảnh hưởng về việc gia hạn thời gian khai thác mỏ, nhiều hộ dân mong muốn các mỏ đá ngưng hoạt động càng sớm càng tốt.

Chị T., một người dân sống gần mỏ đá cho biết: “Từ khi mỏ đá đi vào khai thác, dân sống xung quanh luôn trong tình trạng nơm nớp lo sợ. Chủ doanh nghiệp khai thác nổ mìn liên tục, máy móc hoạt động ầm ầm ngày đêm khiến người dân như sống trên hang đá, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Không những thế, việc khai thác quá mức, không tuân thủ quy định pháp luật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Khói bụi từ việc nổ mìn mỏ đá phủ kín trên một diện tích rất lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và xe cộ đi lại”.

Bất chấp người dân phản đối, KBS vẫn nổ mìn khai thác ở mỏ đá Tân ĐÔng Hiệp? - Hình 3

Người dân chỉ những vết nứt toạc trong ngôi nhà mới xây gần mỏ đá 

Chị N.T.N (ngụ phường Tân Đông Hiệp, TX Dĩ An) cho biết, khi gia đình chị nghe thông tin mỏ đá hết hạn khai thác đã rất vui mừng vì nghĩ sẽ không phải sống trong cảnh ô nhiễm nữa. Tuy nhiên, niềm vui dập tắt khi chị biết các doanh nghiệp đang tìm mọi cách để gia hạn thời gian khai thác.

“Tôi và người dân sống ở đây không đồng ý cho doanh nghiệp tiếp tục khai thác đá dù bất cứ giá nào. Việc nổ mìn để phá đá của doanh nghiệp trong suốt thời gian qua đã gây chấn động mạnh, làm lún nứt nhiều nhà dân xung quanh khu vực mỏ. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, nguy cơ sập đổ nhà có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng của nhiều người”, chị N. bức xúc.

Trong báo cáo tài chính quý III/2018 của Công ty khoáng sản Bình Dương (KSB), doanh thu của KSB đạt 181 tỷ đồng, giảm 21% so với quý III/2017 (229 tỷ đồng), dẫn đến lợi nhuận sau thuế của KSB chỉ đạt hơn 15 tỷ đồng, giảm tới 67% so cùng kỳ (hơn 47 tỷ đồng).

Doanh thu và lợi nhuận quý III/2018 giảm khiến lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2018 của KSB chỉ còn 105,7 tỷ đồng, giảm 44,9% so cùng kỳ (191,6 tỷ đồng).

Bất chấp người dân phản đối, KBS vẫn nổ mìn khai thác ở mỏ đá Tân ĐÔng Hiệp? - Hình 4

Doanh thu và lợi nhuận quý III/2018 ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng so cùng kỳ

Một trong những lý do được KSB đưa ra cho việc sụt giảm lợi nhuận là vì sản lượng khai thác đá ở quý III/2018 giảm so cùng kỳ, vì đến ngày 4/9/2018, mỏ đá Tân Đông Hiệp (thị xã Dĩ An, Bình Dương) mới được cấp phép trở lại.

Được biết, trong cơ cấu doanh thu năm 2017 của KSB, mỏ đá Tân Đông Hiệp đã có đóng góp hơn 500 tỷ đồng. Từ đó, có thể thấy, mỏ đá Tân Đông Hiệp chính là “gà đẻ trứng vàng” cho KSB. Việc gia hạn khai thác mỏ đá này sẽ có ảnh hưởng đến các biên lợi nhuận, tăng trưởng dài hạn của KSB từ năm 2018 – 2019.

Tuy nhiên, đại diện KSB lại cho rằng, lợi nhuận thu được từ mỏ đá thực chất không cao và việc tiếp tục duy trì mỏ đá là mong muốn đóng góp cho ngân sách của tỉnh Bình Dương.

Trong khi đó, đại diện Sở TNMT tỉnh Bình Dương từng cho biết, bình quân mỗi năm, ngân sách địa phương thu được từ các mỏ khai thác khoáng sản như thế này chỉ vài chục tỷ đồng. Con số này thực chất không cao so lợi nhuận của các doanh nghiệp thu về từ việc khai thác khoáng sản.

Cùng với đà phát triển của hoạt động xây dựng tại các khu vực TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, đặc biệt là dự án xây dựng sân bay Long Thành sắp tới, nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng của các tỉnh Đông Nam Bộ là rất lớn.

KSB hiện là một trong những doanh nghiệp đang đứng đầu về năng lực khai thác đá xây dựng với trữ lượng hàng chục triệu m3 mỗi năm. Với chất lượng đá thuộc loại tốt nhất hiện nay, đá tại Tân Đông Hiệp có giá bán rất cao, không dễ dàng gì KSB lại dễ dàng buông tha cho “mỏ vàng” này.

Hải Đăng

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt 30 triệu đồng đối tượng kinh doanh hàng hóa nhập lậu
Xử phạt 30 triệu đồng đối tượng kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng đối với ông Đ.V.H. (trú tại xã Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

Thông cáo báo chí ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị Trung ương 9
Thông cáo báo chí ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị Trung ương 9

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII khai mạc sáng ngày 16/5 tại Thủ đô Hà Nội. Thông cáo báo chí của Văn phòng Trung ương, trong ngày làm việc đầu tiên.

Tạm giam Giám đốc khu di tích Đền Hùng
Tạm giam Giám đốc khu di tích Đền Hùng

Công an TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ vừa ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9

Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng nay, 16/5 tại Thủ đô Hà Nội. Tạp chí Thương hiệu và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Kiểm tra hoạt động kinh doanh, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu
Kiểm tra hoạt động kinh doanh, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký ban hành kế hoạch kiểm tra hoạt động kinh doanh, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu.

Lạng Sơn: Thảo luận, quyết định nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng Năm
Lạng Sơn: Thảo luận, quyết định nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng Năm

Ngày 16/5, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức phiên họp thường kỳ tháng Năm. Phó Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì phiên họp. Tại phiên họp, đã có 14 nội dung quan trọng được thảo luận, cho ý kiến và quyết định.