Ngày 19/6, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết, hiện UBND TP vẫn chưa quyết định ngày cụ thể khai trương Bến xe Miền Đông mới nằm trên địa bàn phường Long Bình (quận 9, TP.HCM) và một phần thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương). Tuy nhiên, Sở dự kiến vào giữa tháng 8/2020, sẽ đưa Bến xe miền Đông mới vào hoạt động.
Trước đó, Tổng Công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn - TNHH MTV (Samco, đơn vị chủ đầu tư dự án) cho biết, dự án Bến xe Miền Đông mới (giai đoạn 1) đã đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ vận tải hành khách và có thể đưa vào hoạt động từ cuối tháng 4.
Tuy nhiên, dự án gặp vướng mắc thủ tục pháp lý như hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, ảnh hưởng dịch Covid-19,...dẫn đến tiến độ đưa bến xe vào hoạt động phải chuyển sang tháng 8.
Phía Sở GTVT yêu cầu SAMCO cho biết trong giai đoạn 1, bến xe mới này sẽ phục vụ vận tải hành khách tuyến đường cố định có cự ly từ 1.000km trở lên. Chủ yếu đi từ TP.HCM đến các tỉnh, thành từ tỉnh Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc.
Dự kiến Bến xe Miền Đông mới hoạt động vào giữa tháng 8.
SAMCO cho biết, trong giai đoạn 1, bến xe mới này sẽ phục vụ vận tải hành khách tuyến đường cố định có cự ly từ 1.000km trở lên. Chủ yếu đi từ TP.HCM đến các tỉnh, thành từ tỉnh Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc.
Giai đoạn 2, bến xe Miền Đông mới sẽ lần lượt phục vụ hành khách đi các tuyến đường từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên trở vào TP.HCM.
Dự án bến xe Miền Đông mới được khởi công cách đây 3 năm nhưng nhiều lần chậm tiến độ. Dự án được xây dựng trên khu đất rộng 16 ha, nằm dọc mặt tiền xa lộ Hà Nội thuộc phường Long Bình, quận 9, TP.HCM và phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Công trình gồm bốn khu A, B, C, D. Trong đó, khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng; khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng); khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng); và khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng). Tổng vốn đầu tư của bến xe miền Đông mới là hơn 4.000 tỉ đồng. chủ động phối hợp Hội đồng Thẩm định giá TP.HCM, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính và các ban ngành liên quan thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý theo quy định, chủ động chuẩn bị mọi điều kiện để đưa Bến xe Miền Đông mới vào khai thác đồng bộ, hiệu quả.
Sccho biết trong giai đoạn 1, bến xe mới này sẽ phục vụ vận tải hành khách tuyến đường cố định có cự ly từ 1.000km trở lên. Chủ yếu đi từ TP.HCM đến các tỉnh, thành từ tỉnh Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc.
Giai đoạn 2, bến xe Miền Đông mới sẽ lần lượt phục vụ hành khách đi các tuyến đường từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên trở vào TP.HCM.
Dự án bến xe Miền Đông mới được khởi công cách đây 3 năm nhưng nhiều lần chậm tiến độ. Dự án được xây dựng trên khu đất rộng 16 ha, nằm dọc mặt tiền xa lộ Hà Nội thuộc phường Long Bình, quận 9, TP.HCM và phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Công trình gồm bốn khu A, B, C, D. Trong đó, khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng; khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng); khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng); và khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng). Tổng vốn đầu tư của bến xe miền Đông mới là hơn 4.000 tỉ đồng.
Tâm An