Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bình Dương thông qua danh mục công trình, dự án Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

Chiều 17/11, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã họp thông qua danh mục công trình, dự án Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch đầu tư công năm 2022.

Tại cuộc họp, đại diện các sở, ban ngành, địa phương đã thảo luận về việc phân bổ vốn, tính khả thi của các công trình, dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. 

Giai đoạn 2021-2025, Bình Dương ưu tiên các công trình trọng điểm, dự án giao thông kết nối vùng
Giai đoạn 2021-2025, Bình Dương ưu tiên các công trình trọng điểm, dự án giao thông kết nối vùng. (Ảnh: minh họa)

Theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội, dự kiến bố trí trên 49.562 tỷ đồng vốn cân đối ngân sách địa phương và trên 2.621 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương cho Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tỉnh Bình Dương.

Tuy nhiên, căn cứ thực tế của địa phương, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí vốn cân đối ngân sách địa phương trên 69.562 tỷ đồng, với 244 dự án được thực hiện.

Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 phải phục vụ cho thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án trọng điểm, các dự án giao thông kết nối, có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh kiến nghị HĐND tỉnh thống nhất tỷ lệ dự phòng chung cao hơn mức trung bình chung của cả nước để đảm bảo thực hiện mục tiêu đầu tư các dự án giao thông quan trọng của tỉnh; chưa bố trí vốn thực hiện một số dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, đủ điều kiện bố trí vốn thực hiện trong trung hạn nhưng chưa được phê duyệt dự án.

Đồng thời tiếp tục tập trung thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành phù hợp với hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư và tiến độ đầu tư của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sau khi được Quốc hội thông qua.

Riêng năm 2022, Bình Dương dự kiến bố trí trên 8.579 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương, thực hiện 113 dự án.

Phong Vân 

Bài liên quan

Tin mới

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.