Người dân thu hoạch hạt điều tươi tại xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
Người dân thu hoạch hạt điều tươi tại xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

Đạt được danh hiệu sản phẩm OCOP 5 sao - là cả một quá trình phấn đấu xây dựng thương hiệu suốt hơn 30 năm qua của Công ty cổ phần Hà Mỵ. Đây cũng là lần đầu tiên, tỉnh Bình Phước vinh dự, tự hào có sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Chiếm gần 50% diện tích và hơn 54% sản lượng điều của cả nước, Bình Phước được xem là “thủ phủ” của cây điều Việt Nam. Ngoài số lượng lớn diện tích và sản lượng, điều Bình Phước còn được đánh giá có chất lượng cao. Cây điều của Bình Phước đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước cho biết, diện tích cây điều của tỉnh hiện nay khoảng 170.000 ha, với sản lượng 243.000 tấn/năm. Tuy nhiên, diện tích nhỏ, manh mún vẫn chiếm phần lớn khi có tới hơn 77.000 hộ trồng với diện tích từ 1 - 2 ha.

Cây điều được trồng tập trung chủ yếu tại các huyện Phú Riềng, Bù Gia Mập, Bù Đăng và Đồng Phú.

Bình Phước được xem là nơi sản xuất - kinh doanh điều sôi động của cả nước. Trên địa bàn Bình Phước, hiện có hơn 1.400 cơ sở chế biến hạt điều, 30 doanh nghiệp vừa, 110 doanh nghiệp nhỏ, hơn 1.200 doanh nghiệp siêu nhỏ.

Toàn ngành điều của Bình Phước, giải quyết việc làm cho khoảng 50.000 lao động. Mỗi năm, tổng giá trị của ngành điều Bình Phước mang lại đạt trên 33.000 tỷ đồng.

UBND Bình Phước cho biết, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của địa phương, phấn đấu đạt 800 triệu USD, đến năm 2025 là 900 triệu USD, đến năm 2030 sẽ đạt 1 tỷ USD.

Tổng giá trị gia tăng ước tính của cây điều, bao gồm cả khâu chế biến cộng với lượng điều được nhập khẩu thì cụm ngành điều đang tạo ra hơn 10% GRDP toàn tỉnh.

PV