Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bình Phước: Sức lan tỏa của Chương trình OCOP

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Bình Phước đạt được nhiều kết quả quan trọng với 73/86 xã đạt chuẩn NTM, 21/86 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Đặc biệt, sức lan tỏa sâu rộng của chương trình được thể hiện qua sản phẩm OCOP - chương trình phát triển kinh tế ở nông thôn dựa trên thế mạnh, lợi thế, nhất là những sản vật, ngành nghề truyền thống tại mỗi địa phương.

Khởi nghiệp từ nấm đông trùng hạ thảo 

Tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sinh học, Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, chị Nguyễn Thị Tiên không chọn trung tâm đô thị lớn mà về thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo.

Đây là hướng đi mới cho ngành nông nghiệp Bình Phước, bởi nhiều ưu điểm vượt trội, không chỉ tạo ra nguồn dược liệu quý đảm bảo sức khỏe con người mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều người dân. Chỉ sau hơn 1 năm xây dựng thương hiệu, nấm đông trùng hạ thảo được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2023.

Sản phẩm của HTX Nấm đông trùng hạ thảo PN Bình Phước (huyện Bù Đốp) sản xuất với quy trình khắt khe, đảm bảo chất lượng và được chứng nhận OCOP 3 sao năm 2023

Chị Tiên cho biết, sau đợt dịch Covid-19, sức khỏe con người cần được ưu tiên hàng đầu nên liên kết với 7 thành viên cùng chung ý tưởng góp vốn thành lập Hợp tác xã (HTX) Nấm đông trùng hạ thảo PN Bình Phước vào cuối năm 2022.

“Mục đích của tôi khi thành lập HTX tại Bù Đốp là để nông dân được sử dụng sản phẩm với giá rẻ nhằm nâng cao sức khỏe. Bởi sau đợt dịch Covid-19, hệ miễn dịch của nhiều người rất kém nên cần tăng cường sức đề kháng, đảm bảo sức khỏe”, chị Tiên chia sẻ.

HTX có 7 thành viên, tuổi đời đều còn rất trẻ với thế mạnh riêng, người giỏi kỹ thuật, người giỏi truyền thông. Nhờ phát huy sức mạnh tập thể nên sớm đưa HTX đi vào hoạt động ổn định. Mỗi tháng, HTX sản xuất cung cấp ra thị trường gần 2.000 hộp nấm, mỗi hộp 10g được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau (đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa, đông trùng hạ thảo ngâm mật ong, rượu đông trùng hạ thảo và trà đông trùng hạ thảo), đem lại lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/tháng.

Nấm đông trùng hạ thảo là một trong những dược liệu được xem là quý hiếm và đắt đỏ hiện nay. Quy trình sản xuất không hề đơn giản mà cần đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí, âm thanh. Các công đoạn cấy, nhân, tạo giống và nuôi trồng bắt buộc phải đầu tư, trang bị hệ thống thiết bị tự động để giảm tác động của con người và thời tiết. Ngoài kỹ thuật nuôi cấy khắt khe thì giống cấy phải mua từ Nhật Bản với giá đắt đỏ, thời gian nuôi hơn 3 tháng mới cho sản phẩm hoàn thiện.

“Nấm đông trùng hạ thảo là mô hình mới, đặc trưng cho sản xuất - kinh doanh trên địa bàn huyện. Dù còn khá mới nhưng HTX Nấm đông trùng hạ thảo PN Bình Phước có nhiều dòng sản phẩm đa dạng, chuyên sâu, đáp ứng thị hiếu người dân.

Qua chứng nhận kiểm định chất lượng, định lượng của các tổ chức, dòng sản phẩm đông trùng hạ thảo của HTX đạt các chỉ số theo quy định, đảm bảo sức khỏe khi sử dụng” - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Bù Đốp Trần Văn Thành đánh giá.

Đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn  

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, dù tiến độ triển khai Chương trình OCOP ("Mỗi xã một sản phẩm"), toàn tỉnh còn chậm so với mục tiêu, kế hoạch, đề án đề ra, cuối năm 2020 mới chỉ 30% huyện, thị xã, thành phố triển khai nhưng đến nay đã có 100% huyện, thị xã, thành phố vào cuộc thực hiện và tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm.

Điều đó cho thấy, nhận thức và sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc triển khai chương trình ngày càng tích cực hơn. Các huyện: Bù Đốp, Lộc Ninh, Hớn Quản là những địa phương triển khai chương trình có chiều sâu, hiệu quả, góp phần thúc đẩy xây dựng NTM đạt chuẩn nâng cao.

Đến nay, toàn tỉnh có 78 cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia sản xuất sản phẩm OCOP được xếp hạng, trong đó khu vực kinh tế tư nhân chiếm 59%, còn lại là kinh tế tập thể. Toàn tỉnh có 157 sản phẩm được chứng nhận OCOP hạng 3-5 sao.

Các sản phẩm “Hạt điều rang muối”, “Hạt điều nguyên vị”, “Hạt điều nhân trắng” của Công ty cổ phần Hà Mỵ, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú được chứng nhận OCOP 5 sao cấp Trung ương đầu tiên của tỉnh năm 2023

Thành công quan trọng của chương trình OCOP là công tác xúc tiến thương mại được Sở NN&PTNT, Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh, Hội Nông dân tỉnh… triển khai tích cực và hiệu quả. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất - kinh doanh đưa sản phẩm đến trung tâm, điểm bán hàng, hội chợ, triển lãm OCOP cấp tỉnh, khu vực với hơn 350 gian hàng dần trở thành thương hiệu địa phương và gắn với điểm đến của du lịch…

Để đẩy mạnh Chương trình OCOP, Sở NN&PTNT - cơ quan thường trực Chương trình OCOP sẽ triển khai:

Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh có những cơ chế, chính sách phù hợp, khai thác tiềm năng, đẩy mạnh các sản phẩm có chất lượng, khối lượng lớn, có giá trị gia tăng cao;

Tiếp tục xác định OCOP là một chương trình phát triển kinh tế nông thôn trọng tâm, cần được ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng NTM bền vững, xem đây là chương trình mang tính dài hạn; tập trung đầu tư hỗ trợ phát triển 6 nhóm sản phẩm đã được xác định, trong đó lưu ý những sản phẩm có lợi thế, đặc trưng của địa phương, gắn với yếu tố văn hóa, con người;

Hiện nay, nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh được trưng bày, bán tại HTX Bom Bo Bình Phước (Trong ảnh: Các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham quan, chụp hình lưu niệm tại HTX Bom Bo Bình Phước).

Chú trọng phát triển các loại hình tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP; ưu tiên hỗ trợ một cách thực chất hơn, đặc biệt là các HTX, doanh nghiệp, phát huy vai trò đầu tàu trong các chuỗi giá trị sản phẩm OCOP;

Tập trung các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chế biến, chế biến sâu, liên kết và gắn với vùng nguyên liệu địa phương để hình thành các chuỗi giá trị hoàn chỉnh, sản phẩm OCOP đặc sắc, có giá trị cao.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá bài bản, đồng bộ và thường xuyên; tăng cường quản lý giám sát sản phẩm, xây dựng thương hiệu OCOP cấp tỉnh, cấp quốc gia làm cơ sở để đẩy mạnh thị trường và tiếp cận thị trường quốc tế...

H. Thủy (Nguồn: https://baobinhphuoc.com.vn/)

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.