hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.

Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn được thể hiện rõ qua kết quả khảo sát xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo trong quý III/2024.

Cụ thể, có đến 41,79% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn quý trước (trong khi đó, con số này trong quý III/2023 so với quý II/2023 chỉ là 26,15%); 41,79% số doanh nghiệp cho rằng ổn định (kết quả này trong quý III/2023 so với quý II/2023 là 33,85%) và 16,42% đánh giá khó khăn hơn (quý III/2023 so với quý II/2023: 40%).

Nếu phân loại theo hình thức sở hữu: Có 39,29% doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận định chiều hướng tốt lên, 42,86% có chiều hướng giữ nguyên và 17,86% có chiều hướng khó khăn hơn; có 50% doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiều hướng tốt lên, 40% có chiều hướng giữ nguyên và 10% có chiều hướng khó khăn hơn; có 100% doanh nghiệp nhà nước đánh giá tốt lên.

Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2024 so với quý III/2024, có đến 86,57% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn, chỉ có 13,43% dự báo khó khăn hơn.

Đáng chú ý, chỉ số sử dụng lao động tháng 9/2024 tăng 1,09% so với tháng trước và tăng 11,81% so cùng kỳ, lũy kế 9 tháng năm 2024 tăng 11,81% so với cùng kỳ (9 tháng năm 2023 giảm 5,33%); trong đó: Chỉ có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,18%; ở chiều ngược lại, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 3,31%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1,17%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,9%.

Đồng thời, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng ước tăng 10,81% so với tháng trước và tăng 15,22% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng so với cùng kỳ như: Sản xuất đồ uống tăng 11,71%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 39,01%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 5,76%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 43,84%.

Ngoài ra, các ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so với cùng kỳ như: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 3,98%; sản xuất trang phục giảm 6,26%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 35,22%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 3,15%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 21,5%.

Thuận Yến (t/h)