Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ Công Thương đề xuất nhiều bộ ngành cùng điều hành giá điện

Bộ Công Thương vừa có báo cáo số 36/BC-BCT về Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Ngoài Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đề xuất các bộ ngành liên quan phối hợp điều hành, cơ quan thống kê đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện.

Nhiều bộ, ngành cùng điều hành

Theo đó, tại báo cáo này, Bộ Công Thương nêu rõ: Bộ Công Thương sẽ là cơ quan "chủ trì kiểm tra, rà soát"; còn Bộ Tài chính giữ vai trò là cơ quan "quản lý nhà nước về giá"; các bộ, cơ quan liên quan phối hợp theo "chức năng, nhiệm vụ" được giao và quy định của pháp luật.

Báo cáo cũng nêu rõ, trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương sẽ yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thuê tư vấn độc lập để thẩm tra báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN cùng các đơn vị thành viên.

Trước đó, trong quá trình xây dựng dự thảo sửa đổi Quyết định 24, Bộ Tài chính từng đề nghị không quy định trách nhiệm phối hợp của họ tại dự thảo Quyết định và bỏ nội dung "Tập đoàn Điện lực Việt Nam gửi hồ sơ báo cáo phương án giá điện tới Bộ Tài chính". Thay vào đó, bộ này chỉ phối hợp trong những trường hợp có biến động bất thường, hoặc tác động lớn.

Riêng đề xuất về mức điều chỉnh giá điện được Bộ Công Thương bảo lưu tại tờ trình báo cáo này. Tức là, khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng. Còn khi giá điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá hiện hành thì được phép điều chỉnh tăng.

Trường hợp giá điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với mức hiện hành, có ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, kiểm tra rà soát, gửi lấy ý kiến các cơ quan liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến cụ thể.

Thời gian điều chỉnh giá điện dự kiến được rút ngắn từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần.

Nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân được thực hiện trên cơ sở hàng năm sau khi kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN, giá bán điện bình quân năm được xem xét điều chỉnh theo biến động khách quan, thông số đầu vào của tất cả các khâu.

Thay đổi quy định về lợi nhuận định mức

Theo quy định tại điều 4, Quyết định 24/2017, giá điện bình quân được tính trên cơ sở giá điện sản xuất tại các nhà máy trong nước và cả điện nhập khẩu, cộng lợi nhuận định mức từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ (bao gồm cả chi phí chạy thử nghiệm); chi phí mua dịch vụ truyền tải điện kèm lợi nhuận định mức, mua dịch vụ phân phối kèm lợi nhuận định mức và quản lý chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Đặc biệt, giá điện bình quân cũng "gánh" luôn các chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực cộng lợi nhuận định mức, bao gồm cả chi phí điều tiết thị trường điện lực…

Tuy nhiên, dự thảo sửa đổi Quyết định 24/2017, Bộ Công Thương đã đề xuất không quy định cụ thể về việc xác định lợi nhuận định mức trong một số chi phí đã được đưa vào công thức tính giá bán điện bình quân của quyết định cũ.

Liên quan đến những phản ánh về việc cần "tính đúng, tính đủ các chi phí" để tránh lỗ cho EVN, tại báo cáo này, Bộ Công Thương đề xuất: "Tổng các chi phí khác chưa được tính vào giá điện, là các khoản chi phí được phép tính nhưng chưa tính vào giá bán lẻ điện, bao gồm cả chênh lệch tỷ giá đánh giá lại chưa được phân bổ được tính toán phân bổ vào giá bán lẻ điện bình quân năm".

Việc này được cho là "để đảm bảo tính thống nhất, không có cách hiểu khác", Bộ Công Thương lý giải.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang đứng thứ tư cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Bắc Giang đứng thứ tư cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Sáng 9/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức lễ công bố báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) 2023.

Tiêu hủy hơn 62.000 sản phẩm không đảm bảo chất lượng
Tiêu hủy hơn 62.000 sản phẩm không đảm bảo chất lượng

Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh vừa giám sát việc tiêu hủy hơn 62,000 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm, trị giá gần 1 tỷ đồng.

Bắc Ninh: Triển khai chương trình “Học kỳ trong quân đội” năm 2024
Bắc Ninh: Triển khai chương trình “Học kỳ trong quân đội” năm 2024

Sáng 9/5, Ban Tổ chức chương trình “Học kỳ trong quân đội” năm 2024 họp rà soát các điều kiện, thống nhất nội dung hoạt động của chương trình.

Kiểm tra công tác xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu” tại Hải đoàn 32/BTL Vùng Cảnh sát Biển 3
Kiểm tra công tác xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu” tại Hải đoàn 32/BTL Vùng Cảnh sát Biển 3

Ngày 9/5, tại Khánh Hòa, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển do Trung tướng Bùi Quốc Oai - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Cảnh sát Biển Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và kiểm tra kết quả xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu” đối với Hải đoàn 32/Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3.

BaF Việt Nam (BAF) : Trả cổ tức 17% bằng cổ phiếu, thực hiện quyền mua cổ phiếu với giá 10.000 đồng/CP
BaF Việt Nam (BAF) : Trả cổ tức 17% bằng cổ phiếu, thực hiện quyền mua cổ phiếu với giá 10.000 đồng/CP

Ngày 20/5 tới, CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (BAF – sàn HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng cổ phiếu vfa thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm.

Chứng khoán phiên chiều 9/5 : Dòng tiền tìm kiếm cơ hội ở cổ phiếu vừa và nhỏ
Chứng khoán phiên chiều 9/5 : Dòng tiền tìm kiếm cơ hội ở cổ phiếu vừa và nhỏ

Một phiên giao dịch tương đối "bình yên" của thị trường, khi điểm số không biến động quá mạnh, thanh khoản ở mức "chấp nhận được". Nhưng dòng tiền lại có phần né tránh các bluechip, cổ phiếu đầu ngành và dành sự quan tâm cho những mã vừa và nhỏ, có tính đầu cơ ngắn hạn cao.