Ông Bùi Văn Linh chia sẻ với PV
Theo ông Linh, trong các hội thảo tập huấn về bảo đảm vấn đề an ninh trật tự trường học vào khoảng tháng 12/2017, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên cùng A83 cũng đã đề cập nhiều đến vấn đề này và cũng quán triệt các nhà trường tăng cường công tác quản lý, nắm bắt tư tưởng sinh viên, tăng cường việc bồi dưỡng, tập huấn đối với đội ngũ làm công tác giáo dục chính trị, đội ngũ cán bộ đoàn, cán bộ lớp ở các trường đại học.
Trong tháng 2, tháng 3/2018, Bộ GD&ĐT đã khảo sát về công tác thực hiện chính trị tư tưởng cho sinh viên ở các trường đại học tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng.
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục khảo sát ở TP. Hồ Chí Minh, miền Trung để làm căn cứ tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về đề án tăng cường quản lý chính trị, tư tưởng, đạo đức.
Ông Linh cho hay, một trong những điều quan trọng để ngăn ngừa sinh viên bị lôi kéo vào các hoạt động vi phạm an toàn, đạo đức xã hội là tăng cường giáo dục học sinh, sinh viên, phổ biến pháp luật để sinh viên biết và cảnh giác. Đồng thời, nhà trường phải tăng cường công tác quản lý sinh viên qua các khoa, câu lạc bộ, lớp học, trường khoa... trong việc quản lý sinh viên.
Một trong những việc quan trọng để phòng chống những tác động của các việc lôi kéo này là, các trường cần tăng cường giáo dục về tuần sinh hoạt công dân của sinh viên, phổ biến pháp luật để sinh viên tự nhận thức vấn đề.
Các nhà trường cũng cần tăng cường trách nhiệm trong việc quản lý sinh viên qua các chi đoàn, lớp, khoa và các câu lạc bộ. Cần trang bị tốt cho sinh viên các thông tin để họ chủ động đề kháng trước các vấn đề phát sinh.
Được biết, trong những ngày qua, một số trường đại học cũng đã có công văn cụ thể để cảnh báo tới các sinh viên của mình, yêu cầu sinh viên cảnh giác, không nghe theo lời dụ dỗ, tham gia của hội này.
Nguyễn Kiên