Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bốn nguyên nhân khởi phát leo thang xung đột trên biển Azov

Phá hoại quan hệ Nga-Mỹ, thêm đòn trừng phạt Nga, tạo cớ đánh Donbass, Poroshenko muốn thắng cử nhiệm kỳ tới…, là những nguyên nhân làm bùng phát ‘sự kiện Kerch-Azov”.

Mỹ đứng sau hành động khiêu khích của Ukraine?

Ngày 25/11, ba tàu của Hải quân Ukraine Berdyansk, Nikopol và Yana Kapa, vi phạm Điều 19 và 21 của Công ước Liên Hiệp Quốc, vượt qua biên giới biển của Nga một cách bất hợp pháp. Các tàu này không tuân theo các yêu cầu chính đáng của chính quyền Nga.

Nga quyết định sử dụng vũ khí để trấn áp, cả ba con tàu đều bị bắt giữ cách bờ biển Nga khoảng 20 km. Trong vụ việc, ba binh lính Ukraine bị thương nhẹ. Họ được chăm sóc y tế, không nguy hiểm cho tính mạng, còn Moscow đã khởi tố vụ án hình sự vi phạm biên giới quốc gia.

Ngay sau đó, một tàu vận tải cỡ lớn của Nga đã chặn ngang luồng đường dưới cầu Kerch, các chiến hạm Nga cũng đã phong tỏa lối đi vào cây cầu này; đồng thời những chiến đấu cơ Su-25 và trực thăng tấn công Ka-52 của Nga đã giám sát không phận eo biển Kerch và biển Azov.

Ngày 27/11, người đứng đầu quốc hội Crimea là ông Vladimir Konstantinov nói rằng, Hoa Kỳ chính là kẻ đứng đằng sau vụ việc khiêu khích của tàu chiến Ukraine ngoài khơi bờ biển bán đảo ở eo biển Kerch, họ đang cố kéo Nga vào cuộc xung đột mới trên biển Azov.

Ông nhấn mạnh rằng, tìm cách lột tả hình ảnh Nga trước công đồng quốc tế trong bối cảnh tồi tệ là mục tiêu chính của các khiêu khích này. Nó không liên quan gì tới an ninh thực sự của Crimea, mà là sự khiêu khích thuần túy của chính quyền Kiev và phương Tây.

Bốn nguyên nhân khởi phát leo thang xung đột trên biển Azov - Hình 1

Biên phòng Nga đã truy đuổi và nổ súng bắt giữ 3 tàu chiến Ukraine

Ông phân tích, tại đó có ba tàu Ukraine và 3 tàu nhỏ bé này không thể làm bất cứ điều gì, quan trọng là đứng đằng sau sự việc là các đối tác Mỹ, đang muốn điều khiển chính quyền Kiev. Với sự ra lệnh của Mỹ, mọi việc đang được thực hiện một cách hoàn hảo. Điều quan trọng là họ phải lôi kéo Nga vào một cuộc xung đột khác" - ông Konstantinov nói với các phóng viên.

Theo ông, Moscow cần phải bình tĩnh ứng xử với những hành động khiêu khích như vậy và không thực hiện bất kỳ động thái gay gắt nào. "Nga cần phải thực hiện tất cả mọi điều có thể để tránh các biện pháp cực đoan" - ông Konstantinov nhấn mạnh.

Ukraine ban bố tình trạng chiến tranh, NATO đe dọa Nga

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký một nghị định về quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia áp đặt tình trạng chiến tranh ở 10 vùng trên đất nước và nó đã được Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) thông qua vào ngày 27/11.

Theo đó, tình trạng chiến tranh tại Ukraine sẽ có hiệu lực từ ngày 26 tháng 11 năm 2018 đến ngày 26 tháng 1 năm 2019. Bộ tổng tham mưu được ủy quyền tổ chức một phần trong việc thi hành đối với các hoạt động Quốc phòng.

Trong khi đó, các lực lượng an ninh Ukraine cũng được lệnh khẩn trương tăng cường các chế độ chống gián điệp, khủng bố và chống phá hoại, cũng như an ninh trong lĩnh vực thông tin.

Bốn nguyên nhân khởi phát leo thang xung đột trên biển Azov - Hình 2

Tàu vận tải Nga chắn ngang luồng đường qua cầu Kerch, trong khi tàu chiến, máy bay cường kích Su-25, trực thăng Ka-52 phong tỏa trên không và trên biển Azov

Trong bối cảnh đó, Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã lớn tiếng chỉ trích Nga, đồng thời cảnh cáo rằng, chính quyền Moscow đã đẩy sự việc đi quá xa và sẽ phải chịu hậu quả rất xấu vì nguy cơ xung đột nghiêm trọng ở khu vực eo biển Kerch và vùng biển Azov.

Ngày 27/11, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng, ngay trong ngày 26/11, chính quyền của ông Petro Poroshenko đã cung cấp NATO dữ liệu chi tiết về vụ việc nghiêm trọng xung quanh eo biển Kerch và Nga phải hiểu rằng hành động của họ sẽ có hậu quả nghiêm trọng.

Nói về việc ban bố tình trạng chiến tranh ở Ukraine, Tổng thư ký NATO bày tỏ hy vọng rằng, điều này sẽ không ảnh hưởng đến quá trình dân chủ ở Ukraine trước cuộc bầu cử.

"Ukraine đã cung cấp thông tin chi tiết cho NATO về những gì đã xảy ra ngày hôm trước. Chúng tôi tiếp tục giao tiếp với chính quyền Ukraine để bày tỏ sự ủng hộ NATO đối với họ. Những gì chúng ta đã thấy ngày hôm qua là vụ việc nghiêm trọng vì vũ lực đã được sử dụng. Điều này góp phần vào sự leo thang căng thẳng trong khu vực" - ông Stoltenberg tuyên bố sau cuộc họp của Ủy ban NATO-Ukraine ở cấp đại sứ.

Nhà lãnh đạo NATO kêu gọi Nga ngay lập tức thả các thủy thủ và tàu của Ukraine và tích cực tham gia vào tiến trình đối thoại để giải quyết vụ việc.

Tuy nhiên, vị Tổng thư ký NATO không trả lời câu hỏi của các nhà báo về việc, Liên minh dự định thực hiện các hành động cụ thể nào liên quan đến tình hình xung quanh eo biển Kerch và nếu Nga không nhượng bộ thì NATO sẽ đưa ra hành động như thế nào để ủng hộ Ukraine.

Xung đột biển Azov xuất phát từ nguyên nhân nào?

Theo giới phân tích, nguyên nhân bùng phát nguy cơ xung đột trên biển Azov là do phía Ukraine với những mục đích sau đây:

Một là: Phá hoại cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump, thu hút sự chú ý của Mỹ đối với Ukraine

Theo giới phân tích, tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 sắp tới ở Buenos Aires, hai vị nguyên thủ Nga-Mỹ dự định sẽ có cuộc hội đàm. Ông Donald Trump là người có quan điểm tương đối dễ chịu với Nga về vấn đề bán đảo Crimea, do đó, trước thềm cuộc gặp, Poroshenko muốn “trưng bày hình ảnh” Nga như một kler xâm lược, hiếp đáp “người anh em hàng xóm”.

Một điểm nữa là kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump hầu như không “đoái hoài” gì đến Ukraine, vấn để Crimea và Donbass trở thành thứ yếu trong chương trình nghị sự của Mỹ. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko muốn Mỹ chú ý tới Ukraine chứ không phải là quan tâm tới Nga, do đó, đã quyết định “phá đám”.

Bốn nguyên nhân khởi phát leo thang xung đột trên biển Azov - Hình 3

Tranh biếm họa của Sputnik/Nga về việc Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko “chuyển lửa từ trong nước sang Nga”

Hai là: Tạo cớ tiếp nối đòn trừng phạt chống Nga

Rõ ràng là với sự kiện Nga bắt giữ tàu Ukraine ở eo biển Kerch, chính quyền Kiev có cớ lu loa về vấn đề Moscow tiếp tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền quốc gia Ukraine, phá hoại hòa bình và an ninh của châu Âu; qua đó hy vọng Mỹ và châu Âu tiếp tục tăng cường đòn trừng phạt Nga.

Tuy nhiên, mới đây giới chức lãnh đạo Nga đã tuyên bố thẳng thừng rằng, Nga đã bão hòa với các lệnh trừng phạt của Mỹ. Kể từ năm 2011 đến nay, 62 lệnh trừng phạt đã được ban ra nhưng chẳng làm gì được Nga, mà chỉ khiến Moscow cảm thấy ngày càng “nhàm chán”.

Ba là: Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko muốn thắng cử nhiệm kỳ tới

Theo các chuyên gia phân tích, quyết định vạch sẵn kế hoạch khiêu khích, chủ động điều chiến hạm xâm phạm lãnh hải của Nga ở eo biển Kerch, khơi mào sự kiện trên biển Azov là của Tổng thống Ukraine, nó có liên quan tới chương trình nghị sự chính trị nội bộ Kiev, cụ thể là với chiến dịch bầu cử sắp tới.

Ông Poroshenko gỡ gạc vấn đề uy tín giảm sút bằng cách gây hấn với Nga. Ở Ukraine, bất cứ ai chống Nga quyết liệt đều có thể trở thành anh hùng dân tộc. Do đó, với việc ban hành thiết quân luật và tình trạng chiến tranh với Nga, Poroshenko hy vọng sẽ thắng cử một lần nữa,

Bốn là: Lợi dụng tình trạng chiến tranh để chiếm lại Donbass

Sau khi ban bố tình trạng chiến tranh, lực lượng vũ trang Ukraine trên vùng giới tuyến với khu vực ly khai Donbass gồm 2 nước Cộng hòa tự xưng là Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) đã được đặt trong tình trạng chiến đấu, tăng cường thêm vũ khí trang bị.

Giới lãnh đạo DPR và LPR tuyên bố, không loại trừ việc áp dụng tình trạng chiến tranh là nhằm dấy lên các khiêu khích trên đường ranh giới giữa Ukraine với Donbass, tạo cớ cho hoạt động quân sự của Kiev. Ngoài ra, bán đảo Crimea cũng có thể là mục tiêu nhắm tới.

Theo Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh vừa ban hành công văn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp phép cho các tàu du lịch được huy động tham gia diễn diễu trên biển đón khách du lịch để xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển, vì lý do an toàn cho người và phương tiện.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam
CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam

CHINT, công ty toàn cầu về năng lượng thông minh, vừa thông báo 2 sáng kiến mới để hỗ trợ cho hệ sinh thái năng lượng thông minh ở Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp đã cho ra mắt nhãn bảo hành sản phẩm mới nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết các sản phẩm chính hãng và áp dụng chính sách bảo hành lên tới 3 năm.

Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”
Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác” thu hút gần 28.000 bài dự thi, trong đó có gần 1.100 bài của các tập thể, cá nhân từ 22 tỉnh, thành phố trong cả nước gửi về.