Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cả châu Âu sống nhờ 200 tỷ mét khối khí đốt Nga

Năm 2017, Nga đã cung cấp gần 200 tỷ mét khối khí cho Liên minh châu Âu, chiếm gần 40% tổng lượng khí đốt của châu Âu.

Dòng chảy “Dòng chảy phương Bắc-2” tiếp tục thi công

Giám đốc kỹ thuật công ty Nord Stream-2 AG Sergei Serdyukov nói với các phóng viên hôm 03/10 rằng, việc lắp đặt tuyến đường ống “Dòng chảy phương Bắc-2” (Nord Stream-2) ở vùng biển của Nga sẽ bắt đầu vào tháng 12 tới.

Theo ông, hiện máy đặt đường ống Solitairy đang di chuyển trong vùng biển Phần Lan về phía Nga. Nó sẽ đến nơi vào tháng 12 và bắt đầu công việc của mình trong vùng biển của Nga.

Ông Serdyukov không cho biết cụ thể là tuyến đường ống "Dòng chảy phương Bắc-2" lắp đặt vào cuối năm 2018 sẽ có chiều dài bao nhiêu km, nhưng tiết lộ rằng, Nga đang tiến hành một kế hoạch tổng thể và sẽ kết thúc vào năm 2019.

Dự án "Dòng chảy Phương Bắc-2" liên quan đến việc xây dựng hai chuỗi đường ống dẫn khí, chạy dài từ bờ biển Nga đến Đức thông qua Biển Baltic. Tổng công suất khí vận chuyển cho mỗi tuyến là 55 tỷ mét khối khí mỗi năm.

Đường ống mới dự kiến ​​sẽ được xây dựng bên cạnh Nord Stream 1 đang hoạt động. Tuy nhiên, do một số trục trặc nên nó đã được điều chỉnh một chút về lộ trình, nhưng có bản là không thay đổi phương án và tuyến đường cung cấp.

Đánh giá về các dự án cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu, các chuyên gia của cơ quan xếp hạng S&P Global Ratings (S&P) cho rằng, các tuyến đường nhập khẩu khí đốt mới, chẳng hạn như "Dòng chảy Phương Bắc-2" (Nord Stream 2), "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" (Turk Stream) và "Hành lang khí đốt phía Nam" (Southern Gas Corridor) sẽ làm thay đổi những công ty có mô hình kinh doanh truyền thống, khai thác sản xuất và vận chuyển khí đốt ở khu vực Trung và Đông Âu (CEE).

Hãng xếp hạng giải thích rằng, Nord Stream 2 và Turk Stream theo kế hoạch được đưa vào hoạt động vào năm 2020, sẽ làm giảm một lượng đáng kể nguồn cung cấp năng lượng từ tuyến đường truyền thống thông qua Ukraine, chuyển sang trung chuyển qua các quốc gia Trung Âu.

Tuy nhiên, nhóm chuyên gia của hãng xếp hạng này cũng cho rằng, tuyến đường trung chuyển khí đốt truyền thống từ Nga sang châu Âu qua Ukraine vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng, dĩ nhiên, chắc chắn là khối lượng khí trung chuyển sẽ nhỏ hơn thời điểm hiện nay.

Sau khi các tuyến đường ống mới này được đưa vào sử dụng, chắc chắn là lượng cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu sẽ tăng vọt lên hàng chục tỷ, thậm chí là hàng trăm tỷ mét khối mỗi năm, giúp Nga giữ vững danh hiệu nhà xuất khẩu khí đốt lớn nhất cho châu Âu.

Cả châu Âu sống nhờ 200 tỷ mét khối khí đốt Nga - Hình 1

Tranh biếm họa về việc Nga sử dụng dầu mỏ và khí đốt làm vũ khí

Xuất khẩu khí đốt Nga sang châu Âu tăng kỷ lục

Theo đánh giá của giới chức lãnh đạo ngành dầu khí Nga, thế giới đang bước vào ngã rẽ phát triển thị trường khí đốt, ngay cả khi tiêu thụ khí đốt sẽ không phát triển ở châu Âu, thì sản xuất nội địa tại đó cũng sẽ giảm. Tuy nhiên, điều đó không được áp dụng đối với Nga.

Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Gazprom là ông Alexander Medvedev công bố trong Tuần lễ năng lượng Nga rằng, trong trường hợp này, đến năm 2030, tổng khối lượng khí đối xuất khẩu vào lãnh thổ Liên minh châu Âu có thể tăng từ 80-100 tỷ mét khối.

Trong bối cảnh này, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, mặc dù Moscow không phải là nhà độc quyền ở thị trường châu Âu, nhưng dự kiến trong năm nay, nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu sẽ đạt mức kỷ lục.

Ông nói thêm rằng, sự lựa chọn nguồn cung khí đốt là tùy thuộc vào người tiêu dùng, bất cứ ai có khí đốt rẻ hơn, nước đó sẽ cung cấp nhiều hơn. Đối với cả khí khí hóa lỏng, con đường dẫn đến thị trường châu Âu vẫn mở cửa, Bộ trưởng Novak khẳng định.

Theo tạp chí Financial Times của Anh, trong năm 2017, lượng xuất khẩu của công ty sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới Gazprom sang châu Âu đã tăng 8,1%, đạt mức kỷ lục 193 tỷ mét khối khí đốt. Theo ấn phẩm này, Gazprom cung cấp gần 40% lượng nhiên liệu xanh cho châu Âu trong năm 2017.

Trong những năm gần đây, Gazprom đã tiến hành chính sách giảm giá để duy trì thị phần. Điều này đặc biệt đúng đắn trong bối cảnh một số nước thành viên EU muốn "giảm phụ thuộc" vào Moscow.

Chẳng hạn, Ba Lan, Litva và các nước khác xây dựng kho lưu trữ khí thiên nhiên hoá lỏng để tăng nhập khẩu từ Mỹ và Qatar. Ngoài ra, một số thành viên của Liên minh châu Âu đang cố gắng chặn các dự án năng lượng của Gazprom, kể cả Nord Stream-2, nhằm làm suy yếu Nga và trừng phạt Moscow đã sát nhập trái phép bán đảo Crimea của Ukraine.

Tuy nhiên, bất chấp tất cả những khó khăn này, Gazprom đã xuất khẩu khối lượng khí đốt kỷ lục sang châu Âu trong năm thứ hai liên tiếp. Nếu 2 tuyến ống Nord Stream-2 và Turk Stream đi vào hoạt động, Nga vẫn là nhà cung cấp khí đốt số 1 cho châu Âu.

Theo Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.