Theo đó, đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động có hiệu quả bằng các nội dung, hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với trình độ, nhận thức của từng vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, phấn đấu đến năm 2025 có trên 90% đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống tội phạm về ma túy, tác hại của ma túy đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.
Được biết, có 100% hộ gia đình dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số không trồng cây có chứa chất ma túy và đăng ký xây dựng xã, phường, khóm, ấp không có tệ nạn ma túy.
Đồng thời, phối hợp với địa phương xây dựng lực lượng nòng cốt là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở vùng dân tộc thiểu số triển khai các mô hình tuyên truyền, vận động phòng, chống tội phạm về ma túy phù hợp, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm, nơi có nguy cơ cao về tệ nạn ma túy.
Bên cạnh đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ và đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trong công tác phòng, chống tội phạm về ma túy; ngăn chặn không để tệ nạn ma túy xâm nhập vào vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
PV