Theo đó, nhân lực cơ bản đáp ứng yêu cầu cho hoạt động của 96 Trạm Y tế lưu động, với 470 nhân viên y tế. Trong đó, có 105 bác sĩ, 365 nhân viên chuyên môn khác. Một số đơn vị còn thiếu bác sĩ, sẽ tiếp tục huy động nguồn lực tư nhân tham gia; đồng thời, tất cả các đơn vị đã có dự trù mua sắm một số thuốc thiết yếu phục vụ hoạt động Trạm Y tế lưu động. Riêng thành phố Cà Mau, huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh tạm thời điều tiết từ nguồn thuốc của Trạm Y tế trên địa bàn.
Đối với các huyện U Minh, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời và Đầm Dơi sử dụng nguồn oxy từ Trạm Y tế sang đáp ứng hoạt động Trạm Y tế lưu động. Đã điều tiết tạm thời được 36 bình oxy khí thở. Huyện Ngọc Hiển và huyện Trần Văn Thời đã trang bị được phương tiện đo SpO2 với 31 máy.
Các loại dụng cụ khác như ống nghe, huyết áp cơ, phương tiện xe đẩy (cáng khiêng, xe lăn) hầu như chưa có. Tất cả các Trạm Y tế lưu động chưa trang bị phương tiện vận chuyển bệnh nhân, theo kế hoạch sẽ huy động phương tiện từ cộng đồng.
Bên cạnh đó, Sở Y tế đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh xem xét đầu tư kinh phí mua sắm bổ sung các trang thiết bị thiết yếu và túi thuốc cho hoạt động mô hình Trạm Y tế lưu động; đồng thời, xem xét, ban hành chính sách cho các cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện mô hình này.
Ngoài ra, Sở Y tế sẽ chỉ đạo các đơn vị đủ điều kiện đưa vào hoạt động khi có tình huống, số còn lại gấp rút hoàn thiện. Dự kiến cuối tháng 10/2021 sẽ đưa vào hoạt động 100% các Trạm Y tế lưu động tại các địa bàn.
PV