Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cả nước còn thiếu khoảng 50.000 giáo viên mầm non

Trong Báo cáo tóm tắt về đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo tổ chức mới đây, Bộ GD&ĐT cho biết giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế, tồn tại, nhiều nơi không đảm bảo cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, tình trạng giáo viên mầm non bỏ nghề vẫn xảy ra.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ (Ảnh: internet)

Cả nước còn thiếu 50.000 giáo viên mầm non

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong 10 năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non. Qua việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ ở các cấp, các địa phương trên phạm vi toàn quốc, giáo dục mầm non từ cấp học còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ, mạng lưới trường lớp chưa được quan tâm quy hoạch, đến nay, đã có bước phát triển khá toàn diện, tạo nền tảng cơ bản để phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho biết: Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Luật Giáo dục 2019 khẳng định: “Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân; Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam”.

Chương trình giáo dục mầm non được điều chỉnh từng bước để phù hợp hơn với thực tiễn; việc thực hiện thành công mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đã tạo cơ chế, động lực thúc đẩy giáo dục mầm non phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Hầu hết trẻ mẫu giáo 5 tuổi được tới cơ sở giáo dục mầm non, được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non, chuẩn bị các điều kiện cho trẻ em sẵn sàng vào lớp một.

Tuy nhiên, Giáo dục mầm non vẫn là bậc học còn nhiều hạn chế, tồn tại. Chương trình chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo NQ 29-NQ/TW, yêu cầu về Chương trình GDMN tại Luật Giáo dục, chưa liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Mạng lưới trường, lớp chưa đáp ứng nhu cầu đi học của trẻ. Năng lực đáp ứng nhu cầu huy động trẻ của mạng lưới cơ sở GDMN còn hạn chế. Tỷ lệ huy động: trẻ nhà trẻ mới đạt 32,1%, trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi mới đạt 93,1%. Hiện có khoảng gần 300.000 trẻ em mẫu giáo 3 - 4 tuổi chưa được đến trường, chủ yếu ở vùng khó khăn, vùng núi cao, vùng sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ngoài ra, hệ thống trường mầm non công lập hiện nay chưa đủ điều kiện để nhận thêm trẻ. Hệ thống trường ngoài công lập khó phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Đội ngũ giáo viên thiếu nhiều, chất lượng chưa bảo đảm. Tình trạng thiếu giáo viên mầm non kéo dài trong nhiều năm chưa được giải quyết. Hiện nay toàn quốc còn thiếu khoảng 50.000 giáo viên mầm non. Trong bối cảnh thiếu nhưng các địa phương vẫn thực hiện tinh giản biên chế viên chức là giáo viên mầm non.

Tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc và nghề giáo viên mầm non ngày càng ít hấp dẫn do thu nhập đang thấp nhất trong các cấp học. Nhìn chung, mục tiêu “công bằng” trong phát triển GDMN chưa bảo đảm. Khoảng cách trong đảm bảo các điều kiện giáo dục giữa các vùng miền còn khá lớn. Vẫn còn 40,9% trẻ em vùng khó khăn chưa được tiếp cận với Giáo dục mầm non.

Quy hoạch, phát triển mạng lưới trường, lớp được quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao tỷ lệ trẻ em đến trường và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Hiện nay trên toàn quốc, có gần 15.500 trường mầm non ở các loại hình và gần 16.000 cơ sở độc lập (nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập). Tỷ lệ trường mầm non ngoài công lập chiếm 21,1%; toàn quốc có 56,9% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non được quy chuẩn và quan tâm đầu tư. Tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên chiếm 87,3%....Trung bình toàn quốc đã bố trí bảo đảm tỷ lệ 01 phòng học/lớp, trong đó phòng học kiên cố đạt tỷ lệ 80%.

Lý giải nguyên nhân của những hạn chế trên, theo Bộ GD&ĐT, xuất phát điểm của giáo dục mầm non khá thấp so với các bậc học khác. Trong suốt một thời kỳ dài, giáo dục mầm non chưa thuộc đối tượng được ưu tiên, xem xét đầu tư đúng mức.

Cùng với đó là cơ chế, chính sách thay đổi chậm, chưa tiếp cận dựa trên quyền trẻ em. Các chính sách hiện hành cho giáo dục mầm non còn nhiều điểm chưa phù hợp với đặc thù của các vùng, miền.

Do đó, cần có được những giải pháp đột phá để thay đổi hiện trạng, thay đổi quan điểm đầu tư để có Chương trình giáo dục tốt, đảm bảo các điều kiện về đội ngũ giáo viên mầm non, về cơ sở vật chất, trường lớp để mọi trẻ em mầm non có cơ hội tiếp cận GDMN có chất lượng.

Tháo gỡ điểm “nghẽn” của Giáo dục mầm non

Trước tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo đánh giá cao sự chuẩn bị và nỗ lực của Bộ GDĐT trong xây dựng các đề án về “Đổi mới, phát triển GDMN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Theo đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo cần làm rõ nội hàm của đổi mới Giáo dục mầm non, trong đó cần phải phù hợp với quan điểm phát triển giáo dục của Đảng, pháp luật của Nhà nước là đào tạo và phát triển toàn diện con người; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; phù hợp với thực tiễn, hoàn cảnh của đất nước trong bối cảnh hiện nay; đổi mới cách huy động nguồn lực thông qua hợp tác công - tư là chính…

Thủ tướng đề nghị làm rõ để có cơ sở đề xuất giải quyết phù hợp. Cụ thể là điểm “nghẽn” thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, tiếp cận GDMN chưa bình đẳng nhất là vùng sâu vùng xa và người yếu thế. Trong đó, Thủ tướng gợi mở cần có cơ chế chính sách huy động nguồn lực con người và nguồn lực vật chất, trong đó rà soát lại cơ chế hiện hành, những gì đã có, những gì đã có nhưng chưa làm được…

Đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo Bộ GDĐT tiếp thu và tiếp tục hoàn thành đề án để trình các cấp có thẩm quyền. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Bộ GDĐT trong quá trình hoàn thiện đề án. Tinh thần chung theo Thủ tướng là không cầu toàn nhưng không nóng vội; chuẩn bị kỹ lưỡng, làm kỹ và làm chắc.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

“Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hóa kinh doanh”
“Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hóa kinh doanh”

Bác Hồ từng nói "Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị".

An Giang phấn đấu đạt 152.198ha lúa chất lượng cao vào năm 2030
An Giang phấn đấu đạt 152.198ha lúa chất lượng cao vào năm 2030

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.

Lào Cai tăng cường quảng bá du lịch địa phương
Lào Cai tăng cường quảng bá du lịch địa phương

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, tăng cường quan hệ với Đại sứ quán các nước để giới thiệu quảng bá du lịch ra thị trường nước ngoài, tăng cường quan hệ với Hiệp hội du lịch Việt Nam, tăng cường công tác thông tin, hội thảo về du lịch, chuyển đổi số về du lịch...

Lễ hội Trái cây diễn ra tại Tiền Giang từ ngày 10 - 12/6/2024
Lễ hội Trái cây diễn ra tại Tiền Giang từ ngày 10 - 12/6/2024

Với chủ đề “Cảm xúc miền nhiệt đới”, lễ hội nhằm tôn vinh đặc sản trái cây của tỉnh Tiền Giang, khu vực ĐBSCL và cả nước. Qua đó, đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ các đặc sản này đến thị trường trong nước nói chung và quốc tế nói riên, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội. .

Nhiều “ông lớn” xăng dầu kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
Nhiều “ông lớn” xăng dầu kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

Nhiều “ông lớn” xăng dầu như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Thanh Lễ… kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, tránh những vụ việc sử dụng sai mục đích như Xuyên Việt Oil, Hải Hà, Thiên Minh Đức thời gian qua.

Phát hiện cơ sở thẩm mỹ đào tạo học viên trái phép tại TP. Hồ Chí Minh
Phát hiện cơ sở thẩm mỹ đào tạo học viên trái phép tại TP. Hồ Chí Minh

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, đã phối hợp cùng Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phát hiện một cơ sở đào tạo trái phép học viên thẩm mỹ tiêm filler và botox (các phương pháp làm đẹp nội khoa trong thẩm mỹ).